Chiêm ngưỡng những ngôi đình cổ ở Nghệ An
Ảnh động vật: Báo đốm, kền kền, sư tử giành mồi như phim hành động / Cố ý đuổi con ra khỏi đàn, sư tử đực bị ‘dàn hậu cung’ tấn công dữ dội
Đình Đông Viên tọa lạc ở trung tâm làng Đông Viên thuộc xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn. Đình được xây dựng vào nửa đầu thế kỷ 18 để thờ thành hoàng làng và các vị thần Cao Sơn, Cao Các. Ảnh: Huy Thư
Nét độc đáo của đình Đông Viên là trên khung gỗ, mật độ chạm khắc dày đặc và sự đa dạng trong đề tài thể hiện. Ngoài những hình ảnh tứ linh, tứ quý, còn có những hình ảnh sinh hoạt đời thường, dân dã của con người, như đánh cờ, chăn trâu, thổi sáo, đi cấy, đánh trận… Ảnh: Huy Thư
Đình Hoành Sơn ở xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn được xây dựng vào năm 1763 gồm có 7 gian, 8 vì, 36 cột. Đây là ngôi đình được đánh giá là đẹp bậc nhất ở miền Trung với kiến trúc đồ sộ, chạm khắc công phu, tinh xảo. Những hình ảnh, hoa văn trong đình như: bát tiên, cưỡi hạc, đánh cờ, đua thuyền, tứ linh, tứ quý, đại bàng, rồng ổ … thể hiện quan điểm triết lý nhân sinh thấm đẫm tinh thần nhân văn và phản ánh nghệ thuật chạm khắc đã đạt đến trình độ bậc thầy của nghệ nhân thế kỷ 18. Đình Hoành Sơn đã được công nhân là Di tích quốc gia đặc biệt năm 2017.Ảnh: Huy Thư
Đình Võ Liệt ở xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương xây dựng vào năm 1859 có kết cấu kiến trúc hình chữ “khẩu” gồm 4 dãy nhà liên thông ở giữa là một sân lộ thiên. Tòa hậu đình phía sau là ngôi nhà 2 tầng trồng diêm rất độc đáo. Ảnh: Huy Thư
Trong khuôn viên đình Võ Liệt có dựng hai nhà bia, mỗi nhà có 3 tấm bia cổ, khắc chữ Hán, ghi danh 445 người con đỗ đạt của Tổng Võ Liệt thời phong kiến. Đình Võ Liệt đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia. Ảnh: Huy Thư
Đình Trung Kiên ở xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc được xây dựng vào thế kỷ 17 gồm 2 tòa hạ đường và hậu cung. Nét đặc sắc ở đình Trung Kiên là trên khung gỗ được chạm khắc tinh xảo. Các đề tài truyền thống như tứ linh, tứ quý, trong đó hình ảnh rồng vờn mây, phượng hàm thư, hạc ngậm cành sen, cá chép chơi trăng, long mã… đều được chạm bong kênh và chạm lộng với kỹ thuật điêu luyện. Ảnh: Huy Thư
Đình Hương ở xã Phúc Thành, huyện Yên Thành được xây dựng vào năm 1820 gồm 2 tòa bái đường và hậu cung. Trong cuộc khởi nghĩa Nguyễn Xuân Ôn, đình đã bị lính Pháp đốt năm 1887, sau được nhân dân tu sửa lại. Nét độc đáo của đình Hương, ngoài Bái đường đươc chạm khắc đẹp, hậu cung là một ngôi nhà 3 gian 8 mái với kiến trúc đặc biệt. Ảnh: Huy Thư
Đình Liên Trì ở xã Liên Thành, huyện Yên Thành được xây dựng vào năm 1801 thờ Thành hoàng làng là Uy Minh Vương Lý Nhật Quang. Ngoài vẻ đẹp về chạm khắc, các bờ nóc, đầu đao của đình được xây đắp bằng vôi vựa, sành sứ hình “lưỡng long chầu nguyệt”,hình lân, ly sống động, uyển chuyển. Ảnh: Huy Thư
Đình Long Thái, xã Thái Sơn, huyện Đô Lương được xây dựng năm 1842 là một ngôi đình đồ sộ gồm 5 gian, thiết kế theo kiểu cung - dục - oai bẩy - trông trụ với 20 chiếc bẩy được chạm trổ rất tinh vi. Ngoài ra, hai vì hồi của đình là những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Ảnh: Huy Thư
Đình Trụ Pháp hay còn gọi là Đình Tràng Kè ở xã Mỹ Thành, huyện Yên Thành được xây dựng vào năm 1903. Đây là một trong những ngôi đình lớn của huyện Yên Thành mang kiến trúc thời Nguyễn đến nay vẫn còn giữ được gần như nguyên trạng. Tại đình hàng năm vẫn diễn ra các kỳ lễ trọng của làng…. Ảnh: Huy Thư
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
CLIP: Ngựa vằn bỏ mạng khi chạm trán bầy cá sấu hung dữ trong cuộc vượt sông
Loại gỗ quý nhưng 'vô sinh' từng được đồn đoán chữa khỏi bệnh ung thư, cả Việt Nam chỉ còn 162 cây, đó là gỗ gì?
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?