Phân chim cánh cụt tạo ra khí cười khiến các nhà khoa học “say”
‘Mê đắm’ trước sự đáng yêu của chim cánh cụt ở Nam cực băng giá / Nam Cực tăng nhiệt, chim cánh cụt vùng vẫy trong bùn đất
N2O là một trong nhiều chất gây ô nhiễm không khí có ảnh hưởng bất lợi đến khí hậu của chúng ta, nhưng đối với các nhà nghiên cứu nghiên cứu về loài chim cánh cụt ở Nam Cực thì phát hiện mới hoàn toàn bất ngờ khi phân của loài này có tác dụng không ngờ đối với trạng thái nhận thức của con người.
Trong một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Science of the Total Environment, giáo sư Bo Elberling và nhóm của ông từ Khoa Quản lý Tài nguyên và Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Copenhagen, Đan Mạch, đã xác nhận những ảnh hưởng của phân chim cánh cụt với sức khỏe con người.
Giáo sư Elberling cho biết, phân chim cánh cụt tạo ra lượng N2O cao đáng kể xung quanh các khu vực tập trung của chúng. Một thành viên trong đoàn nghiên cứu đã rơi vào trạng thái buồn ngủ trong vài giờ trước khi trở lại tỉnh táo. Một người khác lại cảm thấy có triệu chứng đau đầu.
N2O có hại cho môi trường hơn 300 lần so với CO2. N2O còn được gọi là khí cười có thể gây ra cảm giác hưng phấn, đau đầu và buồn nôn, ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh và tim mạch khiến người dùng có nguy cơ tử vong.
"Mặc dù lượng khí thải N2O trong trường hợp này không đủ để tác động đến vấn đề chung của quỹ năng lượng Trái đất, nhưng những phát hiện của chúng tôi đóng góp vào kiến thức mới về cách các đàn chim cánh cụt ảnh hưởng đến môi trường xung quanh chúng. Điều này rất thú vị bởi những đàn chim cánh cụt sinh ngày càng được mở rộng", giáo sư Elberling nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài cây ‘ăn thịt cừu’ tự bốc cháy khi nhiệt độ lên tới 40 độ, đàn cừu đến gần đồng nghĩa với cái chết!
Chợ duy nhất của Việt Nam có tên liên quan đến cái chết, nghe tên ai cũng phải rùng mình
Tại 1 nơi ở Trung Quốc, đốt lửa sưởi ấm vào ban đêm lại giống như đi tìm cái chết, con người bị cấm sinh sống!
3 giả thuyết liên quan đến cái chết của Tần Thủy Hoàng, hóa ra có liên quan đến loại 'tiên dược' này
Cái chết bí ẩn của Thái hậu Từ Hi: Sự thật lịch sử và thuyết âm mưu
Ngọn núi cao nhất thế giới: Cao hơn Everest gần 2.000m, luôn khiến các nhà khoa học lo ngại 1 điều?