Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của Cung Nam Phương Hoàng Hậu
Chân dung các loài chim quý hiếm, tuy đơn giản nhưng lại tuyệt đẹp / Ngôi mộ thời Chiến Quốc bị xâm phạm tới 12 lần nhưng vẫn toàn vẹn: 'Chủ mộ quá cao tay!'
Dinh thự này do điền chủ xứ Gò Công - Nguyễn Hữu Hào xây vào năm 1932, khi ông đến Cầu Đất (xã Xuân Trường, TP.Đà Lạt) tậu đất lập đồn điền cà phê. Ban đầu dinh thự mang tên Nguyễn Hữu Hào, sau đó ông tặng cho con gái là Nam Phương nên được gọi là cung Nam Phương hoàng hậu.
Cung Nam Phương Hoàng Hậu nằm trong khuôn viên Bảo tàng Lâm Đồng, được xây dựng vào đầu những năm 1930, là một trong những dinh thự cổ, có vị trí rất đẹp, bao quát không gian của thành phố, nổi tiếng có lối kiến trúc mang đậm phong cách Pháp, rất độc đáo và đẹp bậc nhất Đà Lạt.
Từ ngoài cổng, con đường uốn lượn chạy vòng quanh đồi thông tiếp nối những bậc tam cấp lát đá đi lên đã tạo cho ngôi biệt thự dáng vẻ vừa thơ mộng vừa uy nghiêm. Biệt thự có 3 tầng, diện tích sử dụng khoảng 500m2, nằm trên một ngọn đồi cao. Đến đây, du khách sẽ hiểu thêm về những giá trị di sản triều Nguyễn để lại, được trải nghiệm thú vị về cuộc sống của gia đình hoàng tộc đầu thế kỷ XX và tìm hiểu về cuộc đời của Hoàng hậu Nam Phương (vợ Vua Bảo Đại) - Hoàng hậu cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam.
Du khách được chiêm ngưỡng những hiện vật đặc sắc trong bộ sưu tập hiện vật cung đình triều Nguyễn |
Ngoài ra, du khách còn được chiêm ngưỡng những hiện vật đặc sắc trong bộ sưu tập hiện vật cung đình triều Nguyễn bằng nhiều chất liệu quý hiếm: vàng bạc, đá quý với kỹ thuật chế tác tinh xảo.
Trong chuyến tham quan, chị Bùi Lan Hương, một giáo viên ở Đà Nẵng, hào hứng: “Chuyến viếng thăm hết sức thú vị. Bước vào cung Nam Phương hoàng hậu, nhìn ngắm không gian cổ kính mà không kém phần lý thú, dễ khiến bạn ngỡ đang “ngược” về những năm 30, 40 của thế kỉ trước. Nội viên dinh thự không quá choáng ngợp và lộng lẫy như hình dung thông thường của tôi về dinh cung hoàng tộc. Ngược lại, tại đây có bầu không khí tĩnh tại, ôn hòa và đầm ấm đặc biệt. Nhiều tấm ảnh quý cùng tranh ảnh nghệ thuật, còn thể hiện trong đó sự chăm chút, tâm tình cùng cảm quan bày trí thanh nhã của vị chủ nhân dinh thự”.
Anh Phùng Trọng Khuê - Nhân viên Phòng Trưng bày - tuyên truyền của Bảo Tàng cho biết, trải qua thăng trầm lịch sử, tòa dinh thự đã được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, song vẫn giữ nguyên được dáng vẻ ban đầu với nhiều hiện vật gốc. Cung Nam Phương Hoàng Hậu được giao cho Bảo tàng Lâm Đồng vào năm 1999, sau này, các cán bộ bảo tàng đã nghiên cứu tài liệu và biến ngôi biệt thự thành một triển lãm sinh động về cuộc sống hằng ngày của gia đình hoàng tộc cuối cùng và đưa vào phục vụ tham quan từ cuối năm 2011. Hằng năm Cung Nam Phương Hoàng Hậu đón khoảng 50.000 lượt khách đến tham quan, năm 2020 tình hình dịch Covid-19 bùng phát con số này giảm đi một nửa. Tuy nhiên, nơi đây vẫn là địa điểm thu hút du khách gần xa khi đến tham thành phố mộng mơ Đà Lạt.
Du khách chụp hình lưu niệm ở Cung Nam Phương Hoàng Hậu |
Phòng ăn ở biệt thự Nam Phương Hoàng Hậu |
Phòng riêng của Hoàng hậu Nam Phương nằm ở tầng hai. Nhiều đồ đạc của bà như tủ quần áo, giường ngủ, bàn trang điểm, triều phục... vẫn còn nguyên vẹn |
Một số dụng cụ ăn tại cung Nam Phương Hoàng Hậu |
Du khách tìm hiểu gia phả triều Nguyễn |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ