Chiêm ngưỡng vẻ kỳ ảo của những dòng sông băng
Sông băng ở Himalaya tan hết vào năm 2100 vì biến đổi khí hậu / Những dòng sông băng có thể đã 'kiến tạo' mạng lưới thung lũng trên sao Hỏa
Perito Moreno, Argentina: Thuộc vườn quốc gia Los Glaciares, đây là điểm du lịch hút khách bậc nhất ở Argentina, có trữ lượng nước ngọt lớn thứ 3 trên thế giới. Perito Moreno là một trong số ít sông băng trên thế giới không bị sụt giảm khối lượng. Được phát hiện bởi nhà thám hiểm Francisco Moreno vào thế kỷ X, dòng sông này ước tính có niên đại khoảng 15.000 năm. Nơi đây được đánh giá là sông băng đẹp và lâu đời nhất ở Argentina.
Furtwängler, Tanzania: Sông nằm gần đỉnh núi Kilimanjaro của quốc gia đông Phi, trong khu vực African Great Lakes. Tuyệt tác thiên nhiên này xuất hiện từ khoảng năm 1650, đã tan chảy 85% từ giữa năm 1912 đến 2011. Với tốc độ tan chảy hiện tại, giới khoa học ước tính rằng nó sẽ biến mất hoàn toàn vào năm 2040.
Pasterze, Áo: Sông băng nằm bên dưới ngọn núi cao nhất của Áo, Grossglockner. Đây là sông băng dài nhất ở Áo với chiều dài 8,4 km. Khung cảnh tráng lệ của dòng sông băng, cùng dãy núi trắng xóa dựng đứng hai bên bờ, mê hoặc những du khách ghé thăm.
Athabasca Glacier, Canada: Một trong những "viên ngọc quý" trong số những danh lam thắng cảnh tại quốc gia Bắc Mỹ. Đứng trước dòng sông băng khổng lồ, du khách sẽ bị choáng ngợp bởi khung cảnh ấn tượng của những dãy núi cao, hùng vĩ.
Hubbard, Alaska: Đây là một trong những sông băng tuyệt đẹp được tìm thấy ở Bắc Mỹ. Sông thường xuyên xuất hiện những tảng băng trôi có kích thước bằng một tòa nhà 10 tầng. Các tàu qua sông băng phải giữ khoảng cách khá lớn để tránh va đập.
Pastoruri Glacier, Peru: Sông băng nằm trên đỉnh núi cao của dãy Andes, là địa điểm dã ngoại ngoài trời được du khách quốc tế yêu thích. Dòng sông này sụt giảm 22% khối lượng trong 35 năm qua. Trái đất nóng lên khiến địa điểm này bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo thông tin từ Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế, băng tan kéo theo các kim loại nặng được giải phóng, khiến nguồn nước và đất bị ô nhiễm.
Gangotri, Ấn Độ: Địa điểm nằm ở khu vực giáp biên giới Trung Quốc. Đây là một trong những dòng sông băng lớn nhất của dãy Himalaya. Gangotri cũng được xem là một trong những con sông thiêng liêng ở Ấn Độ.
Jostedalsbreen, Na Uy: Nằm ở phía tây Na Uy, đây là dòng sông băng lớn nhất châu Âu. Đây cũng là một trong những sông băng bên ngoài vùng cực dài nhất thế giới. Jostedalsbreen có chiều dài tầm 50 km, gồm khoảng 50 nhánh sông. Các nhánh chảy xuống thung lũng, tạo ra cảnh quan tuyệt đẹp.
Aletsch Glacier, Thụy Sĩ: Sông băng này được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Khách du lịch có thể đến đây bằng đường sắt, cáp treo hoặc đường mòn. Bức tranh thiên nhiên hữu tình dệt nên từ nhiều gam màu như trắng, xanh, lam, vàng hút du khách check-in.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Quái vật Bigfoot hiện nguyên hình giữa màn đêm, ảnh cận cảnh khiến netizen thế giới sửng sốt?
Điều gì sẽ xảy ra nếu phi hành gia đi tè trên mặt trăng? Hậu quả vô cùng kinh khủng
Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Quốc gia dự trữ vàng nhiều nhất thế giới: Gấp 4 lần Trung Quốc, 3 nước châu Âu cộng lại cũng không bằng
Ngư dân nhặt được rùa vàng nhỏ liền đổi lấy 1 triệu đồng, khóc ròng khi biết giá trị thật lên đến 660 tỷ
Việt Nam có một loài cá 'quý như vàng', xếp vào hàng những loại cá đắt đỏ nhất thế giới, có bộ phận bán giá gần 2 tỷ