Chiến binh Sparta và 5 sự thật khó tin nhất
Vị hoàng đế Trung Hoa: Ôm đầy tham vọng nhưng bị chính người thân hại chết trong cay đắng / Thủ đoạn "câu dẫn" và muôn vàn chiêu tranh sủng của phi tần Trung Quốc để tránh luật thị tẩm ở hậu cung
1. Bị ném vào hố sâu nếu sinh ra ốm yếu
Đây là sự thật vô cùng man rợ nhưng đối với dân tộc Sparta thì điều này yếu tố đầu tiên nếu muốn trở thành một chiến binh hùng mạnh. Tất cả trẻ sơ sinh ở Sparta sẽ được đem đến một hội đồng để họ kiểm tra xem chúng có bị khuyết tật về thể chất hay không và có đáp ứng được những tiêu chuẩn đặt ra hay không. Những trường hợp không đạt sẽ bị giết chết.
2. Trẻ em được huấn luyện khắc nghiệt từ năm 7 tuổi
Vượt qua vòng sơ sinh, đến khi lên 7 tuổi, các trẻ em của Sparta sẽ bước vào vòng huấn luyện cực kỳ khắc nghiệt. Các em sẽ được gửi đến những doanh trại xa nhà. Người hướng dẫn sẽ dạy bé trai về kiến thức nền, chiến tranh, ngụy trang, săn bắn và các môn thể thao. Để sẵn sàng cho cuộc sống của một chiến binh thực thụ, từ năm lên 12 tuổi các “quân nhân” nhí được khuyến khích đi tìm thịt thối rữa làm thức ăn hay ăn cắp đồ của những người khác trong trại.
3. Ủng hộ trẻ em chiến đấu lẫn nhau
Đây thực chất là phương pháp rèn tâm lý cho các em. Thông qua những chiêu kích thích các em giao chiến, những chiến binh tương lai sẽ khắc phục được tâm lý lo lắng, căng thẳng khi bị lạnh, đói, đau lẫn trạng thái rụt rè, nhút nhát khi bị những người khác trêu trọc.
4. Chỉ 1 lựa chọn: Chiến binh từ lúc sinh đến khi chết
Đó là sự lựa chọn duy nhất của dân tộc Sparta. Ở Sparta chỉ có một sự nghiệp duy nhất: sự nghiệp nhà binh. Theo sắc lệnh của các nhà lập pháp Sparta và cải cách của Lycurgus, họ sẽ phải cam kết làm chiến binh cho đến năm 60 tuổi.
5. Chiến đấu không bao giờ đầu hàng
Chiến binh Sparta được huấn luyện sẽ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng và không hề sợ hãi khi là quân nhân cuối cùng trong trận chiến. Hành động đầu hàng quân địch được coi là biểu hiện đỉnh cao của sự hèn nhát. Nếu một chiến binh Sparta chết trong trận chiến thì họ được xem là đã hoàn thành nghĩa vụ công dân của mình. Theo pháp luật thời đó, chỉ có hai đối tượng được khắc tên lên bia mộ sau khi chết đó là phụ nữ qua đời trong khi sinh con và những người đàn ông hy sinh nơi trận mạc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
2 dòng họ chung tổ tiên là Tào Tháo không được liên hôn, vi phạm sẽ bị đuổi khỏi gia tộc vĩnh viễn