Khám phá

Chiến tranh thời xưa có đến hàng trăm nghìn quân, tướng lĩnh làm sao có thể phát đi hiệu lệnh?

Họ đã phải khổ luyện rất nhiều để hiểu được ý của người đứng đầu.

Gia Cát Lượng dùng kế ‘khích tướng’ Chu Du để liên minh đánh trận Xích Bích với Tào Tháo / 10 đế vương đánh trận nổi danh sử Việt

Theo ghi chép trong các tài liệu lịch sử, trong một trận đánh số lượng quân của một bên có thể lên tới hàng trăm nghìn người, thậm chí hàng triệu người. Vậy thì làm sao để có thể phát đi hiệu lệnh kịp thời trong điều kiện phức tạp như vậy?

Lá cờ - biểu tượng cho ý chí của toàn quân

Lá cờ là một công cụ chỉ huy quan trọng nhất thời xưa, ở cả phương Đông và phương Tây. Tác phẩm "Binh pháp Tôn Tử" đã từng nhắc tới: "Không nghe thấy nhau thì nghe tiếng trống đồng, không nhìn thấy nhau thì nhìn thấy cờ hiệu…"

Cho nên, đánh trận ban đêm thì có nhiều trống đồng, đánh trận ban ngày thì có nhiều cờ hiệu, đó là tai mắt của con người.

Chiến tranh thời xưa có đến hàng trăm nghìn quân, tướng lĩnh làm sao có thể phát đi hiệu lệnh? - Ảnh 1.
Ảnh minh họa.

Vị tướng chỉ huy cao nhất sẽ có một lá cờ cỡ lớn, là loại cờ quý được làm từ lông và da thú. Các tướng khác cũng sẽ dùng loại cờ này nhưng có thêu họ của mình, nhìn cờ sẽ biết bên kia ai đang cầm quân.

Để phát đi hiệu lệnh cho toàn quân, các tướng sử dụng các loại cờ có màu sắc khác nhau, thường là năm màu xanh, đỏ, trắng, vàng, đen, kết hợp với cách sắp xếp các cánh quân tả, hữu, tiền, hậu, trung để đạt hiệu quả tốt nhất về mặt chiến thuật. Loại cờ, hướng cờ được xem như những loại tín hiệu chỉ dẫn cho quân lính.

Chiến tranh thời xưa có đến hàng trăm nghìn quân, tướng lĩnh làm sao có thể phát đi hiệu lệnh? - Ảnh 3.

Người cầm cờ có nhiệm vụ luôn giữ cho lá cờ không bị đổ rạp, nếu không, sẽ dẫn tới hàng ngũ rối loạn, ý chí toàn quân suy sụp, thất bại là điều khó tránh khỏi.

Đánh trống, gõ kẻng

"Tuân Tử nghĩa binh" có câu: "Nghe thấy tiếng trống mà xông lên, nghe thấy tiếng kẻng mà biết đường lui quân". Dùng trống và kẻng vì hai thứ âm thanh này có ảnh hưởng rất lớn tới tinh thần của binh sĩ, đến ngày nay vẫn còn được sử dụng.

 

Ngoài ra, khi hai quân giao chiến tạp âm rất nhiều, người ta phải sử dụng đến các loại trống, kẻng khác nhau để truyền đạt lệnh của các cấp bậc khác nhau.

Chiến tranh thời xưa có đến hàng trăm nghìn quân, tướng lĩnh làm sao có thể phát đi hiệu lệnh? - Ảnh 5.
Kẻng đồng.
Chiến tranh thời xưa có đến hàng trăm nghìn quân, tướng lĩnh làm sao có thể phát đi hiệu lệnh? - Ảnh 6.
Loại kẻng người xưa sử dụng, đi kèm một cái que đánh kẻng.
Chiến tranh thời xưa có đến hàng trăm nghìn quân, tướng lĩnh làm sao có thể phát đi hiệu lệnh? - Ảnh 7.
Đánh trống để bắt đầu trận đánh.

Người xưa cũng dùng đến một loại nhạc cụ khác làm bằng đồng, hình sừng trâu gọi là "lạt bá".

Chiến tranh thời xưa có đến hàng trăm nghìn quân, tướng lĩnh làm sao có thể phát đi hiệu lệnh? - Ảnh 8.
Quân lính cầm cả ba loại nhạc cụ trong chiến trận.

Khổ luyện

Để có thể hiểu được hết các loại hiệu lệnh, các quân sĩ phải rèn luyện vô cùng vất vả, không kém gì so với luyện võ, đấu kiếm.

Đó là điều hiển nhiên, bởi lẽ, có thể nói, trên chiến trường, một khi ý chí đánh trận đã mất thì thất bại là điều không tránh khỏi.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm