Khám phá

Chiến tướng đả bại Tần Minh chỉ với 20 hiệp trong Thủy Hử là ai?

Sử Văn Cung, là giáo sư dạy võ cho 5 con trai của nhà họ Tăng, cũng là chiến tướng số 1 của Tăng Đầu Thị. Thủy Hử không ghi chép rõ nguồn gốc xuất thân cũng như sở học của Sử Văn Cung từ đâu mà có nhưng theo một vài câu chuyện truyền miệng trong dân gian thời Tống thì Cung là huynh đệ đồng môn của Ngọc Kỳ Lân Lư Tuấn Nghĩa và Báo Tử Đầu Lâm Xung.

Ngừng thở cả tiếng, người đàn ông “bật nắp quan tài” sống lại gây sốc / Bí ẩn những nghi thức "động phòng hoa chúc" của vua chúa thời xưa

Võ nghệ không thua chánh tướng Lương Sơn Bạc

Cả ba người đều học chung một danh sư Hà Bắc. Lư Tuấn Nghĩa giỏi nhất dùng thương, Lâm Xung siêu quần với bát xà mâu trong khi Sử Văn Cung chuyên dùng thiên phương họa kích. Sử Văn Cung, xuất hiện lần đầu trong Thủy Hử của Thi Nại Am ở hồi 59, nhân chuyện nhóm Tăng đầu thị cướp số ngựa mà Dương Lâm, Thạch Tú, Đoàn Cảnh Trụ mua cho Lương Sơn Bạc, khiến Tiều Cái nổi giận dẫn quân đi đánh.

chien tuong da bai tan minh chi voi 20 hiep trong thuy hu la ai? hinh anh 1

Sử văn Cung đả thương chánh tướng Lương Sơn – Tần Minh chỉ sau 20 hiệp đấu.

Hình ảnh của Sử Văn Cung, qua ngòi bút của Thi Nại Am, trước trận giao chiến với nghĩa quân Lương Sơn lần thứ hai (do Tống Giang dãn đầu), vô cùng oai phong lẫm liệt:“Giáo sư Sử Văn Cung, lưng đeo cung tên, mình cưỡi ngựa Thiên Lý Ngọc Sư Tử, tay cầm cây Thiên Phương Hoạt Kích, rõ ra một tướng anh hùng” (trích Thủy Hử, hồi 59).

Xét về võ nghệ, Sử Văn Cung, chính xác là không hề thua kém bất kì cái tên nào trong số các chánh tướng của Lương Sơn, dẫn đầu bởi Quan Thắng, Lâm Xung, Tần Minh và Hô Diên Chước. Thậm chí, nếu phân tích kĩ, Sử Văn Cung còn trên tài Tích lịch hỏa Tần Minh, một trong những tiến phong xuất sắc nhất của nghĩa quân Lương Sơn. Và thực tế này được chính Thi Nại Am miêu tả trong một đoạn ngắn ở hồi 67, khi Tống Giang dẫn đại quân Lương Sơn tấn công Tăng đầu thị.

Cụ thể như sau: “Tống Giang thấy ngựa Ngọc Sư Tử thì trong lòng căm hân vô cùng, liền truyền lệnh cho tiền quân xông sang để đánh Sử Văn Cung. Tần Minh nghe lệnh vỗ ngựa phi ra đối trận. Hai bên đánh nhau chừng hơn hai mươi hiệp Tần Minh nghe hơi núng thế bèn quay ngựa chạy về bản trận, Sử Văn Cung ra sức sấn lên cầm thương đâm vào chân Tần Minh một phát ngã lăn xuống đất. Lã Phương, Quách Thịnh, Mã Lân, Đặng Phi thấy vậy xông ra liều chết cứu được Tần Minh về. Thua trận, Tống Giang lui quân ra ngoài mười dặm rồi hạ trại. Một mặt sai người đưa Tần Minh về sơn trại phục thuốc, mặt gọi Quan Thắng, Từ Ninh, Đan Đình Khuê, Nguỵ Định Quốc xuống núi để giúp”.

chien tuong da bai tan minh chi voi 20 hiep trong thuy hu la ai? hinh anh 2

Sử Văn Cung là giáo sư dạy võ và chiến tướng số 1 của Tăng đầu Thị.

 

Cần biết, Tần Minh từng giao chiến 50 hiệp với Sách Siêu bất phân thắng bại. Sách Siêu từng đấu với Dương Chi, hơn 50 hiệp cũng chẳng định hơn thua. Đáng tiếc là Lâm Xung, hai lần tham chiến đánh Tăng Đầu thị với Tiều Cái và sau này là với Tống Giang, lại không có cơ hội giao chiến tay đôi với sư huynh đồng môn, nên không rõ giữa họ Sử và “Báo tử đầu” dạy 80 vạn cấm quân ở thành Đông Kinh, võ nghệ ai giỏi hơn ai. Nhưng hồi Lâm Xung mới lên Lương Sơn, thời Vương Luân còn làm chủ trại thì Lâm Xung cũng chỉ đấu ngang với Dương Chí vài chục hiệp, dù khi đó đôi bên đều dùng đao và đánh bộ.

Mưu trí cũng hơn người

Sử Văn Cung, võ nghệ xuất chúng nhưng không phải là dạng võ biền, chỉ đâu đánh đấu mà còn là vị tướng có mưu trí hơn người. Chúng ta có thể thấy được điều này qua cách Sử Văn Cung bày binh bố trận khi nghe tin đại quân Lương Sơn tiến đánh Tăng Đầu Thị, qua thông tin do thám Thời Thiên bẩm với Tống Giang ở giữa hồi 67.

“Chúng tôi đi đến chợ Tăng Đầu đã dò thám rất kỹ. Hiện chúng chia năm trại: trước mặt chợ Tăng Đầu có hơn ba nghìn người coi giữ cửa thôn, chính trại có Sử Văn Cung trấn giữ, trại bên Bắc có Tăng Đồ cùng phó giáo sư Tô Định, trại bên Nam có Tăng Đầu, trại bên Tây có Tăng Sách , trại bên Đông có Tăng Khôi cùng người cha là Tăng Lộng coi giữ”.

chien tuong da bai tan minh chi voi 20 hiep trong thuy hu la ai? hinh anh 3

Theo truyền thuyết, Sử Văn Cung là huynh đề đồng môn với Lư Tuấn Nghĩa và Lâm Xung.

 

Trước đó, trong trận chiến với nghĩa quân Lương Sơn lần đầu tiên, Sử Văn Cung cũng lập kế sai người giả sử lừa Tiều Cái đến nơi có đặt phục binh rồi sau đó vây đánh, dùng tên bắn chết Thác Tháp Thiên Vương.

Chưa hết, Sử Văn Cung cũng là kẻ biết mình biết người trong đánh trận, qua câu thoại đáng chú ý khi cản Tăng Thăng – kẻ quyết báo thù cho anh trai Tăng Trưởng vừa chết trận: “Tiểu tướng quân không nên vội ra. Bên trận Tống Giang trí dũng rất nhiều khó lòng địch nổi. Vậy cứ như ý tôi thiết tưởng ta nên nên giữ vững năm trại báo với Lăng Châu cho người tâu với triều đình đem binh mã chia làm hai đường ra đánh Lương Sơn và cứu ứng ở đây, thì bấy giờ mới có thể lập công được”.

Giao trăm hơn 100 hiệp với Lư Tuấn Nghĩa?

Có điều Sử Văn Cung, dù là giáo sư dậy võ cho các con trai nhà họ Tăng, nhưng vẫn chỉ là người ngoài, nên không chủ trì được đại cục, sau mắc phải kế liên hoàn nhiều lớp của Ngô Dụng, hậu quả là bị Lư Tuấn Nghĩa bắt trên đường trốn chạy, dẫn tới họa diệt thân.

chien tuong da bai tan minh chi voi 20 hiep trong thuy hu la ai? hinh anh 4

Sử Văn Cung không chỉ võ nghệ siêu quần mà còn là tướng nhiều mưu trí.

 

Trong bộ phim truyền hình Tân Tam Quốc 2010, trận chiến giữa huynh đệ đồng môn Lư Tuấn Nghĩa và Sử Văn Cung có thể coi là một trong những màn song đấu kinh điển bậc nhất, không hề kém cạnh so với cuộc so tài giữa Võ Tòng và Phương Lạp. Sau gần 100 hiệp giao chiến, Sử Văn Cung bị gẫy kích còn thương của Lư Tuấn Nghĩa sau 1 cú đâm bị găm chặt vào thân cân. Sử Văn Cung cầm cầm cây kích đã gẫy đôi lao từ trên cây xuống định đâm, nhưng may thay Lư Tuấn Nghĩa đã kịp rút cây thương và đâm chết Sử Văn Cung.

Còn theo nguyên tác “Thủy Hử” thì không hề xảy ra màn giao tranh ác liệt giữa Lư Tuấn Nghĩa và Sử Văn Cung. Lư Tuấn Nghĩa và Yến Thanh theo lệnh của Ngô Dung mai phục chờ Sử Văn Cung tế ngựa chạy qua, rồi hai người cùng khoảng 1000 binh hợp sức vây đánh. Một bộ tướng của Lư Tuấn Nghĩa dùng gậy đập chân ngựa Ngọc Sư Tử và Yến Thanh thừa cơ Sử Văn Cung không kịp đề phòng, dùng đao đâm vào đùi khiến họ Sử ngã ngựa, sau đó toàn quân xông ra bắt trói.

Có tài, có trí nhưng vô đức lại thờ sai chủ, cái chết của Sử Văn Cung (bị chặt đầu tế Tiều Cái) dù đáng tiếc nhưng cũng cũng là hợp với đạo lý Nhân – Nghĩa xuyên suốt trong Thủy Hử vậy!

chien tuong da bai tan minh chi voi 20 hiep trong thuy hu la ai? hinh anh 5

Màn giao chiến kinh điển hơn 100 hiệp giữa huynh đệ Lư Tuấn Nghĩa – Sử Văn Cung.

 

Theo danviet.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm