Khám phá

Lý do sốc Thục Hán gặp phải kết cục nước mất nhà tan

Trước khi qua đời, Ngọa Long tiên sinh đã để lại 1 câu nói được xem như "bùa hộ mệnh" cho Thục Hán nhưng cuối cùng Lưu Thiện đã không làm theo những gì ông căn dặn.

Văn thần khiến Khổng Minh không dám bình định Nam Trung: Cứu Thục Hán chỉ bằng vài câu nói / 2 mầm họa đối với cơ nghiệp Thục - Ngụy, cả Lưu Bị và Tào Tháo cùng nhìn ra nhưng bất lực

"Bùa hộ mệnh" gói gọn trong 1 câu nói mà Gia Cát Lượng để lại cho Thục Hán

Sau khi Lưu Bị qua đời, Gia Cát Lượng đã dành cả phần đời còn lại của mình để phò tá Lưu Thiện nhằm báo đáp ơn tri ngộ của Tiên chủ. Cũng theo di nguyện của Lưu Huyền Đức, Khổng Minh đã dốc lòng dốc sức tiến hành Bắc phạt trong những năm tháng cuối đời.

Thế nhưng Khổng Minh đã dớm dự liệu được sự ra đi của mình chỉ là sớm hay muộn và dĩ nhiên sự ra đi ấy sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến Thục Hán. Để bảo đảm triều đình Thục Hán không bị biến động quá lớn khi mình qua đời, Ngọa Long tiên sinh từng viết cho Hậu chủ Lưu Thiện bản "Tiền xuất sư biểu" trước lần Bắc phạt đầu tiên.

Trong đó, vị Thừa tướng họ Gia Cát này đã đặc biệt nhấn mạnh lời khuyên:

"Thân hiền thần, viễn tiểu nhân, thử tiên Hán sở dĩ hưng long dã".

(Tạm dịch: Gần gũi với hiền thần, xa lánh lũ tiểu nhân, làm được điều này thì Tiên Hán mới có thể hưng thịnh).

Theo đó, Gia Cát Lượng cho rằng hậu chủ Lưu Thiện muốn cơ nghiệp rộng mở thì cần thân cận với những bậc hiền thần, trung lương, đồng thời tránh xa những kẻ nịnh thần và bè lũ tiểu nhân, có vậy thì cơ nghiệp của Hán thất mới có thể thịnh vượng lâu dài.

Ly do soc Thuc Han gap phai ket cuc nuoc mat nha tan
Ảnh minh họa.
Làm trái với lời dặn của Khổng Minh, Lưu Thiện trở thành tội nhân khiến Thục Hán tận diệt

Kể từ sau cái chết của đại thần Tưởng Uyển vào năm 246, Lưu Thiện chính thức tự mình nắm quyền triều chính và tin dùng hoạn quan Hoàng Hạo. Thế lực của thái giám này từ đó càng lúc càng trở nên bành trướng.

Năm 258 sau cái chết của Thị trung Trần Chi, Hoàng Hạo được thăng chức và càng thêm lộng quyền, triều đình Thục Hán cũng bởi vậy mà không ít lần nghiêng ngả.

Bấy giờ, Đại tướng quân Khương Duy vì bất mãn trước sự chuyên quyền của hoạn quan họ Hoàng nên đã dâng tấu xin Lưu Thiện giết đi. Nào ngờ vị Hậu chỉ ấy lại dửng dưng từ chối với lý do:

"Hạo (tức Hoàng Hạo) chỉ là đứa tiểu thần để sai khiến, trước đây Đổng Doãn cứ nghiến răng căm tức, ta vẫn hận việc ấy. Ngươi cần gì phải để ý".

 

Sau đó, Khương Duy vì sợ bị phe cánh hoạn quan trả thù nên đã xin ra Đạp Trung lập đồn điền để tránh tai vạ.

Chính việc tin dùng hoạn quan, xa lánh trung thần của Hậu chủ Lương Thiện đã khiến nội bộ Thục Hán bị chia rẽ sâu sắc, cuối cùng không cách nào tránh khỏi kết cục tận diệt trước sự thôn tính của thế lực Tào Ngụy.

Trước khi qua đời, Gia Cát Lượng dự ngôn kinh ngạc về kẻ diệt nhà Thục

Năm 263, Tư Mã Chiêu phái Đặng Ngải, Chung Hội thống lĩnh hơn 10 vạn đại quân chia làm 3 lộ chinh phạt Thục quốc. Danh tướng nước Thục là Khương Duy chống đỡ không nổi, vạn sự không đương được, đành thoái thủ về Kiếm Các. Trong lúc nước sôi lửa bỏng này, Hậu chủ Lưu Thiện lại đang hết lòng sủng ái hoạn quan Hoàng Hạo, bỏ bê triều chính.

Lại nói chuyện, Tư Mã Chiêu sai Đặng Ngải, Chung Hội đánh Thục. Ngải được lệnh dẫn 3 vạn quân đi theo đường núi Âm Bình, đánh vào phía sau lưng quân Thục còn Chung Hội tiến quân theo đường lớn. Đường Âm Bình vốn là nơi hiểm địa, núi non trùng điệp, phải bắc đường sạn đạo, hành quân vô cùng khó nhọc.

 

Đặng Ngải trong một lần trèo lên đỉnh núi, đột nhiên phát hiện tấm bia đá rêu phong, phủ bụi, trên đó ghi: “Nhị hỏa sơ hưng, hữu nhân việt thử. Nhị sĩ tranh hành, bất cửu tự tử”. Ngay cả một người tài giỏi như Đặng Ngải cũng không khỏi thất kinh, vội vàng quỳ xuống vái lạy.

Hóa ra 16 từ này chính là nói lên vận mệnh của Thục quốc. Nguyên 16 câu này được hiểu là: “Đầu năm Viêm Hưng có người đi qua đây, hai sĩ tranh nhau, không lâu tự chết“ (ám thị đến sự tranh giành quyền lực của giữa Đặng Ngải và Chung Hội). Quả nhiên là ứng với sự việc của Đặng Ngải và Chung Hội về sau này.

Đặng Ngải cho quân men theo đường núi Âm Bình, đánh bại tướng Thục là Gia Cát Chiêm (con trai của Gia Cát Lượng) ở Miên Trúc rồi tiến thẳng vào Thành Đô. Thục chúa Lưu Thiện cùng đường, phải đưa Thái tử ra đầu hàng quân Ngụy. Nước Thục diệt vong. Đặng Ngải phong Lưu Thiện làm Phiêu kỵ tướng quân rồi đưa về Lạc Dương.

Có người cho rằng hậu thế đã nhìn sai về Lưu Thiện

 

Bậc thầy Nho học của Trung Quốc - Mạnh Tử - có nói: “Dân là quý nhất, xã tắc thứ hai, vua thì xem nhẹ”. Tuy nhiên, trong các triều đại phong kiến từ trước tới nay, các vị hoàng đế đều coi giang sơn là của cải của riêng mình, xem trăm họ như cỏ rác, tùy ý giẫm đạp lên trăm họ để thỏa mãn ham muốn riêng của mình.

Tuy nhiên, Hậu chủ Lưu Thiện không hề làm như vậy. Trong tình cảnh Thục Hán không còn khả năng chống lại quân Ngụy, để tránh cho dân chúng không phải chịu thảm cảnh bị quân Ngụy tàn sát một cách đẫm máu, Lưu Thiện đã lựa chọn cách hành xử khôn ngoan là đầu hàng.

Đầu hàng Ngụy quân thực tế là một ván bài. Nhưng ván bài này không giống với ván bài mà Lưu Thiện đã đánh với Gia Cát Lượng. Nếu như trong ván bài với Gia Cát Lượng, tiền cược là giang sơn nước Thục thì tiền cược trong ván bài lần này chính là tính mạng của Lưu Thiện.

Trong suy nghĩ của Lưu Thiện, nếu như dời đô về vùng đất khô cằn phía Nam thì chẳng qua chỉ là tự làm khó chính mình, cuối cùng cũng không tránh được kết cục bị tiêu diệt. Trong khi đó, Đông Ngô ở thời điểm hiện tại cũng không phải là đối thủ của Ngụy, tương lai cũng khó tránh khỏi họa diệt vong. Vì vậy, lựa chọn đầu hàng quân Ngụy, thay vì liên kết với Ngô, là cách giải quyết nhanh chóng nhất.

Sau khi tới Lạc Dương, Lưu Thiện cảm thấy sự tình có chỗ không ổn. Mặc dù nhà Ngụy phong cho mình làm An Lạc Công, nhưng người đang nắm quyền thực sự là Tấn vương Tư Mã Chiêu lại rất nghi ngờ mình. Lúc này, vị hậu chủ Lưu A Đẩu lại đánh cược một lần nữa để bảo toàn tính mạng của mình. Không lâu sau đó, Tư Mã Chiêu bày tiệc mời Lưu Thiện tới dự. Trong bữa tiệc, Tư Mã Chiêu cố ý sắp xếp một màn biểu diễn của nước Thục, ngoài ra còn bố trí một số người giả vờ bị màn biểu diễn này làm cho xúc động, không kìm nén được đã âm thầm chảy nước mắt.

 

Ngồi cạnh Tư Mã Chiêu, bản thân Lưu Thiện nhìn thấy những bài hát, câu ca, điệu múa của nước Thục thân quen thì không khỏi cảm thấy thương tâm. Tuy nhiên, nhìn thấy gương mặt của Tư Mã Chiêu liên tục thay đổi, Lưu Thiện bỗng cảm thấy mình nên cảnh giác. Vì vậy, mặc cho trong lòng thương cảm ra sao, Lưu Thiện vẫn cười nói, uống rượu như bình thường. Cuối cùng, Tư Mã Chiêu đã bị Lưu Thiện đánh lừa, cho rằng Thiện chỉ là một kẻ kém cỏi, thiểu năng nên yên tâm.

Lưu Thiện biết rằng, là một ông vua mất nước, cách đối đãi của Tào Ngụy đối với bản thân mình sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chính sách mà quốc gia chiến thắng này áp dụng đối với trăm họ nước Thục. Do vậy, Lưu Thiện đã tìm mọi cách để ẩn giấu chính mình, giả làm một kẻ ngốc nghếch, vừa để bảo toàn tính mạng, vừa để bảo vệ con dân của nước mình.

Theo Khỏe & Đẹp
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm