Chiến tướng Lương Sơn Bạc và binh pháp Câu liêm thương danh chấn thiên hạ
Ngừng thở cả tiếng, người đàn ông “bật nắp quan tài” sống lại gây sốc / Bí ẩn những nghi thức "động phòng hoa chúc" của vua chúa thời xưa
Nguồn gốc thứ binh khí Câu liêm
Câu là một loại binh khí cổ nhiều lưỡi sắc, ra đời và đi vào sử dụng trong các trận chiến từ hơn 4000 năm trước. Thời Xuân Thu Chiến Quốc thì qua, câu, kích là những thứ vũ khí công dụng. Câu hình dáng tựa kích, chỉ khác chỗ mé trên cây kích là lưỡi sắc còn mé trên cây câu là một đường có hình móc câu nên người xưa mới gọi là “câu”.
Kim Sang thủ Từ Ninh.
Câu liêm là một dạng biến thể “tiến hóa” của Câu, nhằm phục vụ cho những yêu cầu đa dạng hóa trong giao chiến và đánh trận. Câu Liêm gồm có đao liêm và thương liêm đều có loại dài, ngắn khác nhau. Loại dài 6, 7 thước, loại ngắn 2 thước 4 tấc.
Câu liêm thương có một lưỡi nhọn và một cái móc câu khá lớn, và có một điểm đặc biệt là cán làm bằng loại gỗ đàn hồi rất tốt. Đâm mạnh, xoay 90 độ rồi rút về thật nhanh là thao tác cơ bản của loại thương này. Nó có thể dùng để móc chân ngựa đối phương, móc vũ khí, phá khiên hay thậm chí có thể lấy đầu đối phương trong tích tắc.
Câu liêm thương là thứ vũ khí gắn liền với những chiến tích của danh tiếng Nhạc Phi nhà Tống (thời Nam Tống) trong các trận đánh kinh điển với quân Kim. Nhưng câu liêm thương lại được khắc họa một cách chi tiết, qua nhân vật Kim Sang Thủ Từ Ninh trong “Thủy hử truyện” của Thi Nại Am.
Câu liêm thương – vũ khí cận chiến “bá đạo”.
Từ Ninh: Đệ nhất Câu liêm thương
Từ Ninh là một trong 108 thủ lĩnh Lương Sơn Bạc, xếp hạng 18, thuộc 36 Thiên Cang Tinh, biệt hiệu là Kim Sang Thủ, ứng với sao Thiên Hộ Tinh. Vũ khí của Từ Ninh là câu liêm thương, một trong những loại binh khí cận chiến đáng sợ nhất thời Bắc Tống mà ông là một trong số ít những người được thừa kế binh pháp của nó.
Hình ảnh Từ Ninh, dưới ngòi bút của Thi Nại Am, trong ngày đầu gia nhập Lương Sơn, hiện ra vô cùng oai phong, như sau: “Bấy giờ Tiều Cái, Tống Giang, Ngô Dụng, cùng các vị Đầu Lĩnh trông thấy Từ Ninh mình sáu thước năm tấc, mặt trắng phau phau, ba chòm râu đen rưng rức, lưng rộng vai to, rõ ra đường đường tu my nam tử, thì ai nấy đều vui mừng hớn hở trong lòng”.
Khi Lương Sơn Bạc đánh nhau với Hô Diên Chước, vì Hô Diên Chước dùng trận pháp "Thiết giáp liên hoàn mã" làm Lương Sơn Bạc tổn thất nặng nề, lúc này có một đầu lĩnh là Thang Long đã giới thiệu Từ Ninh cho Lương Sơn Bạc. Ngô Dụng đã bày kế ăn cắp chiếc áo giáp quý của Từ Ninh để dụ lên Lương Sơn Bạc.
Từ Ninh – đệ nhất Câu liêm thương thời Tống.
Phép đánh câu Liêm thương
Tại Lương Sơn, Từ Ninh nhờ có Lâm Xung mới biết Lương Sơn Bạc thay trời hành đạo, nên ông đã trở thành đầu lĩnh dạy câu liêm thương pháp của Lương Sơn Bạc. Khi tuyển quân xong, Từ Ninh liền xuống dưới sân Tụ Nghĩa sảnh, cầm cây Câu liêm thương múa một bài, khí thế siêu quần, vừa múa vừa truyền dạy phép đánh.
“Phàm ngồi trên mình ngựa đánh Câu Liêm thương, thì lấy cỡ từ thắt lưng mà đánh,trên giữa bảy đường, ba lần giật, bốn lần lượn, một lần đâm, ba lần gạt, cộng có chín phép biến. Bằng đánh Câu Liêm dưới bộ, thì trước hết đi tám thước vung ra bốn mặt để lấy thế, rồi cứ mười hai bước một lần biến, mười sáu bước một lần giở mình chĩa Câu Liêm vừa đâm vừa giật, hai mươi bốn thước hất lên đè xuống, móc bên Đông, đánh bên Tây, ba mươi sáu bước quay mình như lọng che, cướp đánh lung tung không đâu không vỡ.
Đó là phép chính đánh Câu Liêm thương, có bốn câu thơ phải thuộc làm lòng để luyện. “Bốn rung, ba móc, thông bảy đường, Chín lần biến đổi khác tay sang Hai mươi bốn bước vung sau trước Mười sáu bước nay, chuyển khác thường” (trích Thủy Hử, hồi 56).
Trận chiến kinh điển giữa binh pháp Câu liêm thương và Thiết giáp liên hoàn mã.
Từ Ninh đọc xong, lại cầm cây Câu Liêm, diễn theo phép chính một hồi ai trông thấy cũng đều vỗ tay khen ngợi. Từ đó trở đi, các quân sĩ ngày đêm luyện tập, không lúc nào trễ nải. Sau Từ Ninh dạy cho đám bộ quân, lấy cách nấp núp trong cỏ, móc chân giật cẳng, cùng ám pháp ba đường đánh dưới, đều bảo cho thông thạo hết cả.
Chiến thắng kinh điển của Từ Ninh trước Hô Duyên Chước
Trận đánh giữa nhóm quân bình sử dụng câu liêm thương của Từ Ninh chống lại “Thiết giáp liên hòa mã” của đại quân Hô Duyên Chước, được miêu tả rất chi tiết trong hồi 56 – Thủy hử truyện, được coi là một trong những trận giao chiến kinh điển nhất của bộ tiểu thuyết này. Cụ thể như sau:
Quân sĩ Tống Giang thấy Hô Duyên Chước kéo đến, bèn xô nhau vào khóm lách ngàn lau để trốn. Hô Duyên Chước đuổi ngựa Liên Hoàn để đánh. Đám ngựa thừa thế chạy tràn vào các nơi cỏ lau lách không sao cản nổi. Chợt nghe thấy đám lau cỏ, có tiếng hiệu còi nổi lên, rồi bọn quân Câu liêm đều ra sức đánh ngã hai đoàn ngựa kèm hai bên, còn đám ngựa đi giữa thấy vậy, gào thét nhảy lên như châu chấu vậy.
Trận giao đấu giữa Từ Ninh và Song thương tướng Đổng Bình.
Bấy giờ những gậy móc đều đổ xô ra để trói lấy người. Hô Duyên Chước thấy vậy, biết là trúng kế Câu liêm, bèn quay ngựa sang Nam để tìm Tiên Phong Hàn Thao. Bỗng đâu thấy súng nổ liên thanh ở ngay phía sau, rồi thấy đám bộ quân Lương Sơn đuổi theo rầm rập như nước vỡ bờ đê không ngăn cản nổi.
Đoạn rồi Tống Giang khua chiên thu quân kéo về sơn trại. Khi ra tra điểm, bắt được ba nghìn ngựa Liên Hoàn mặc giáp, chia tư mất già một phần bị Câu Liêm đánh què. Quân sĩ mặc áo giáp bị bắt rất nhiều, khoảng năm nghìn quân bộ, có kẻ trốn trong Trung quân bị Câu liêm kéo ra để bắt, mà kẻ nào nhảy xuống nước cũng bị thủy quân bắt được.
Nhờ Kim Sang thủ Tử Ninh cùng phép đánh và trận pháp Câu Liêm thương, Lương Sơn đã thu được thắng lợi lớn nhất trong trận chiến với quân triều đình nhà Tống, mở ra những chiến tích lừng lẫy sau này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
Khách sạn làm bằng muối duy nhất trên thế giới không ngại nắng mưa nhưng không thể chấp nhận hành vi này của du khách
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý