Chiêu dùng 'của quý' thoát hiểm cực độc của nhện
CLIP: Nhện săn khổng lồ - 'Thủ lĩnh' trong các hang động / CLIP: Cận cảnh loài nhện khổng lồ biết bơi và ăn cá
Theo nhà nghiên cứu Daiquin Li thuộc trường Đại học Singapore, ở nhện, việc tách rời cơ quan truyền dẫn tinh trùng khỏi cơ thể con đực tương đối phổ biến, nhưng thường chỉ là phần đầu mỏm của các cơ quan này.
Phát biểu trên trang LiveScience, ông Li nói thêm: “Tuy nhiên, một số loài nhện lại áp dụng việc tách rời cực điểm cơ quan sinh dục (hiện tượng eunuch), khi con đực tự dứt bỏ hoàn toàn các xúc tu trong lúc giao phối”.
Sự hy sinh cực điểm
A: nhện cái, B: cơ quan sinh dục ngoài gồm 1 cặp xúc tu đóng vai trò như dương vật của nhện đực. |
Dẫu vậy, nhà nghiên cứu Li tin rằng hành vi này chắc chắn đem lại lợi ích nào đó cho nhện đực, có thể là lưu giữ và truyền dẫn nhiều tinh trùng hơn.
Các nhà nghiên cứu đã thu thập 50 con nhện chưa trưởng thành, trong đó có 25 con cái và 25 con đực còn nguyên cơ quan sinh dục từ Singapore và nuôi chúng trong phòng thí nghiệm cho tới khi chúng tới độ tuổi giao phối. Chúng được cho giao phối theo cặp bằng cách đặt các con đực nhỏ hơn và mạng nhện của con cái. Các nhà nghiên cứu đã ghi lại thời giao giao phối, đối tượng ngưng giao phối và mức độ đứt lìa các xúc tu dương vật.
Kết quả thu được là, sau khi chọn ngưng giao phối, các con đực để lại xúc tu dương vật trong con cái suốt những khoảng thời gian khác nhau (có thể lên tới 20 phút). Nhóm nghiên cứu phát hiện, cơ quan sinh dục có khả năng đứt lìa của con đực tiếp tục bơm tinh trùng sau khi cuộc ân ái đã kết thúc.
“Khoảng 30% tinh trùng được truyền cho con cái trước khi dương vật của con đực bị đứt lìa. Và khoảng 70% tinh trùng vẫn còn trong ống xúc tu bị dứt bỏ. Trong các thí nghiệm của chúng tôi, việc bơm 85%tinh trùng mất khoảng 20 phút”, ông Li cho biết.
Thời gian giao phối kéo dài
C: một phần dương vật tách rời của con đực và mắc kẹt lại trong con cái, D: cận cảnh xúc tu dương vật có phầm mỏm bị đứt lìa của nhện đực. |
Theo ông Li, phần dương vật bị đứt lìa và bỏ lại của con đực có thể đóng vai trò như một vật cản các con đực khác giao phối với con cái. Hơn thế nữa, các con đực eunuch (nếu sống sót) sẽ trở nên hiếu chiến hơn và canh chừng con cái để có thể bảo đảm rằng tinh trùng còn lại trong dương vật đứt lìa có thể được truyền cho con cái sau đó, khiến việc trở thành cha của chúng thành công hơn.
Nhện không phải là loài duy nhất tự dứt bỏ dương vật của chúng. Ông Li nhận định, việc kéo dài hoạt động truyền dẫn tinh trùng có thể xảy ra ở các loài khác sở hữu khả năng tương tự như kiến lửa, ong đất, bọ cạp và các động vật chân đầu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Khách sạn làm bằng muối duy nhất trên thế giới không ngại nắng mưa nhưng không thể chấp nhận hành vi này của du khách
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội