Chim yến có thể bay liên tục gần 1 năm mà không cần hạ cánh, vậy chúng ăn uống và giao phối ra sao?
UFO 'khổng lồ' xuất hiện gần căn cứ vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ / Cựu chiến binh không quân từng gây chấn động khi tiết lộ về người ngoài hành tinh, sinh vật này đã sống trên Trái Đất?
Tại sao chim yến có khả năng bay liên tục không hạ cánh?
Các nhà nghiên cứu của Trường Đại học Lund (Thuỵ Điển) đã gắn thiết bị theo dõi vào 13 con chim yến trong suốt 2 năm.
Họ phát hiện ra có 3 con trong số đó không hề hạ cánh trong 10 tháng liền. Chúng chỉ nghỉ trong vòng 2 tháng khi đến mùa sinh sản, sau đó lại tiếp tục sải cánh trên bầu trời. Những chú chim còn lại có thời gian hạ cánh rất ngắn.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy những con chim yến nói trên đã thay lông trên bầu trời. Chúng mọc lông đuôi và lông cánh mới trong khi bay.
Chim yến có thể bay suốt 10 tháng mà không nghỉ.
"Chuyến bay kéo dài 10 tháng này là quãng thời gian bay lâu nhất từng được ghi nhận ở các loài chim", Anders Hedenstrom, thành viên nhóm nghiên cứu, nói.
Vậy tại sao chim yến có thể bay trong nhiều tháng mà không hạ cánh? Nhìn bề ngoài có thể thấy kích thước đôi cánh của chim yến lớn hơn rất nhiều so với cơ thể. Đặc điểm này giúp chim yến tạo ra lực nâng lớn hơn trong khi bay, tốc độ bay đạt hàng trăm km mỗi giờ.
Chin yến có thể bay liên tục trên bầu trời còn là nhờ thói quen ăn uống độc đáo. Chúng có thể săn trực tiếp côn trùng trong chuyến bay bằng cách phát hiện ra con mồi và há to miệng đớp lấy. Nhờ đó, chúng có thể liên tục bổ sung năng lượng ngay trên bầu trời mà không cần hạ cánh.
Thậm chí, loài chim này chỉ cần mở miệng lướt qua mặt nước để uống nước chứ không cần đáp xuống bờ suối hay những nơi có nước như các loài chim khác.
Một điều kỳ lạ nữa là loài chim này có thể hoàn thành nhiệm vụ sinh sản ngay trên không. Việc giao phối của chim yến được thực hiện thông qua lỗ huyệt; chúng dễ dàng căn vị trí để ghép đôi khi đang bay. Phương pháp giao phối độc đáo này được gọi là "nụ hôn cloacal".
Do khả năng bay tuyệt vời và có thể thực hiện mọi hoạt động khi đang ở trên không nên chim yến không cần nghỉ nhiều. Điều này giải thích vì sao chim yến có thể bay trong nhiều tháng mà không hạ cánh.
Những điểm ít biết về chim yến
Được mệnh danh là loài chim “không chân”
Dù cánh lớn, bay nhanh nhưng yếu điểm của chim yến là đôi chân yếu ớt, kém phát triển nên chúng không thể đậu được trên các dây điện hay ăng-ten như nhiều loài chim khác. Ngoài ra, chính cái tên Apodidae (không chân) cũng tự nói lên đặc điểm nhận dạng của loài chim này.
Kỷ lục về loài chim bay nhanh nhất
Kết quả một cuộc khảo sát gồm hơn 80 chủng loại khác nhau gần đây cho thấy, yến là một trong những loài chim bay nhanh nhất thế giới với vận tốc bay tối đa có thể lên đến 130-160km/h. Mặc dù có sải cánh hẹp nhưng lại cong vút, bay lượn chao liện liên tục trên không trung suốt nhiều giờ liền mà không cần nghỉ ngơi.
Khó nuôi dưỡng và thu hoạch
Ngày nay, yến được nuôi nhiêu và yến sào được bán khắp nơi nhưng việc thu hoạch và nuôi yến không hề dễ dàng. Chính đặc tính vô cùng nhạy cảm, dễ có cảm giác bất an khiến chim yến có thể bị hoảng loạn, bay tứ tung đập đầu vào vách đá và chết.
Chu trình sinh sản ngắn
Từ lúc chim yến bắt đầu làm tổ đến khi con non có thể bay được kéo dài khoảng 115-132 ngày. Như vậy, trong một năm, một cặp yến có thể làm tổ khoảng 2-3 lần.
Những con vật chim yến sợ nhất
Chim yến sợ nhất là những con vật như tắc kè, chim cú mèo, kiến lửa đỏ, gián, mối mọt, nhện, chuột, rết,... Hãy lưu ý sử dụng những công cụ tiêu diệt và ngăn ngừa sự xuất hiện của những “khách không mời mà đến” này khỏi nhà nuôi yến nếu không muốn số lượng yến sinh trưởng bị sụt giảm đáng kể.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao người xưa có câu: 'Dại xây nhà hướng Tây, ngốc mua đất cạnh chùa'?
4 loài tưởng tuyệt chủng bỗng trở lại đầy bí ẩn: Số 2 ‘hồi sinh’ kỳ diệu ở Việt Nam, chấn động cả thế giới
10 nhân vật thông minh kiệt xuất của Trung Quốc: Gia Cát Lượng không vào được top 3, số 1 là người ai cũng biết
Người phụ nữ lẳng lơ nhất thời Tam Quốc là ai mà đến cả cháu trai cũng không tha?
Bí ẩn dòng họ lâu đời nhất Việt Nam, có từ thời Vua Hùng: Tên rất lạ, gắn liền với loạt huyền tích
Tại sao các phi hành gia 'rút móng tay' trước khi lên bầu trời? Các chuyên gia hàng không vũ trụ nói sự thật!