Chính điện bằng gỗ lim lớn nhất Việt Nam có nột thất dát vàng: 301 cột gỗ lim nguyên khối, ôm hai người mới hết
Điều gì xảy ra với những trường hợp gian lận thi cử thời cổ đại? Sĩ tử sẽ bị chặt đầu, các quan chức chịu hình phạt còn tồi tệ hơn / Những ‘thị trấn ma’ trị giá hàng tỷ USD của Trung Quốc bị bỏ xó, trở thành nơi hoang vu không một bóng người
Chính điện Lam Kinh
Chính điện Lam Kinh ở Thanh Hoá là công trình bằng gỗ lim kỳ vĩ nhất Việt Nam hiện nay. Một khi khám phá, du khách sẽ vô cùng choáng ngợp với nhiều hạng mục độc đáo của công trình này, đặc biệt là có ngai vàng của Vua được làm bằng vàng thật.
Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh chính là nơi Lê Lợi đã dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược. Khu di tích nằm ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cũng là chính là nơi an táng, thờ cúng cũng như tri ân các vị vua, hoàng hậu triều Lê.
Nơi đây đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1962 và được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2012.
Từ năm 2022, Chính điện Lam Kinh - một công trình bằng gỗ lim lớn nhất Việt Nam với nội thất dát vàng đã chính thức mở cửa đón khách.
Trước đó, Chính điện Lam Kinh đã được phục dựng vào năm 2010 theo đúng kích thước, quy mô cũng như kiến trúc xưa.
Theo đó, chính điện này gồm 3 tòa điện lớn, cao 8m so với sân Rồng và được xây trên nền đất rộng. Kiến trúc của Điện được xây dựng theo hình chữ Công với 3 tòa nhà, 19 gian, 4 chái.
Đáng nói, trong số 131 cột lim nguyên khối này có 1 cây lim "hiến thân". Cây lim này có được hạ từ Lam Kinh với nhiều câu chuyện li kì được tương truyền. Theo đó, tương truyền cây lim được nhắc tới này có tuổi đời 600 năm tuổi, cùng thời điểm khi Anh hùng dân tộc Lê Lợi dấy binh khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược.
Ngoài ra, Chính điện có nhiều hạng mục nội thất làm bằng vàng với số lượng lớn khiến ai cũng phải choáng ngợp như: Ngai vàng của Vua, bàn làm việc….
Sử sách ghi lại, Lam Kinh vốn là đất Lam Sơn - đây chính là nơi đã sinh ra vị anh hùng dân tộc Lê Lợi. Vị anh hùng dân tộc này đã có công lớn trong việc chiêu mộ hiền tài, quy tụ nhân dân để đánh đuổi giặc Minh xâm lược (1418-1427). Lê Lợi lên ngôi hoàng đế năm 1428, lập nên vương triều Hậu Lê, đóng đô ở Thăng Long, đặt tên nước là Đại Việt. Lê Thái Tổ cũng chính là vị vua mở ra một vương triều hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, kéo dài tới 360 năm.
Vùng đất Lam Sơn được Lê Thái Tổ đổi tên thành Lam Kinh vào năm 1430, sau đó nhiều kiến trúc điện, miếu cũng đã được xây dưng ở đây để làm điểm nghỉ chân của vua Lê khi về cúng bái tổ tiên cũng như là nơi ở của ủa quan lại và quân lính thường trực trông coi Lam Kinh. Đây cũng chính là khu tập trung lăng mộ của tổ tiên, các vị vua, hoàng thái hậu nhà Lê, các quan lại trong hoàng tộc.
Từ khi mở cửa đón khách, Chính điện Lam Kinh đã thành một địa điểm được nhiều du khách lựa chọn ghé thăm để tận kiến chứng mắt kiến trúc đẹp mắt của hạng mục đầy độc đáo này.
- Video khám phá Nhạn Môn Quan - cửa ải chỉ chim nhạn mới bay qua được. Nguồn: Tiền phong/CCTV.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'