Chinh phục 4 con đèo gấp khúc thách thức dân đam mê phượt
'Săn mây' trên đỉnh Bạch Mã - Thượng uyển trời Nam / Vẻ đẹp hùng vĩ của bãi đá cổ triệu năm tuổi ở Gia Lai
Đèo Mã Pí Lèng, Hà Giang
Đường Hạnh Phúc - con đường chạy qua đèo Mã Pì Lèng dài khoảng 20km, nối Mèo Vạc với Đồng Văn - là một con đường đèo hiểm trở, đã trở thành biểu tượng nổi tiếng của miền Bắc Việt Nam. Đây là một con đường uốn lượn như con rắn vắt mình qua các ngọn núi, với chiều cao vượt quá 2.000m. Tên gọi Mã Pí Lèng, tương truyền theo tiếng Quan Hỏa, có nghĩa là "sống mũi con ngựa". Nó miêu tả sự hiểm trở của đỉnh núi, nơi mà con ngựa đi qua phải tắt thở hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa.
Đến năm 1959 - 1965, hàng vạn thanh niên thuộc 16 dân tộc từ 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam đã cùng nhau xây dựng đường Hạnh Phúc. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, các nhân công đã phải đương đầu với những khó khăn, với việc phải treo mình trên dây giữa các vách đá để thi công trong suốt 11 tháng.
Ảnh: Hachi8.
Từ năm 2009, vùng núi Mã Pí Lèng đã được công nhận là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia. Đèo Mã Pí Lèng được coi là khu vực di sản đặc sắc về địa chất và cảnh quan, với đỉnh đèo là một trong những điểm quan sát toàn cảnh đẹp nhất ở Việt Nam, và hẻm vực sông Nho Quế là một trong những thung lũng kiến tạo độc nhất vô nhị của Việt Nam.
Đèo Ô Quy Hồ
Con đèo Ô Quy Hồ là một trong những cung đường đèo hiểm trở và hùng vĩ nhất Việt Nam. Với độ dài 50km, đèo này được gọi là con đèo giữ kỷ lục về độ dài tại vùng núi Tây Bắc. Nằm trên tuyến quốc lộ 4D, đèo Ô Quy Hồ cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn và nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu, với đỉnh đèo ở độ cao 2.000m là ranh giới giữa hai tỉnh.
Đặc biệt, tên gọi Ô Quy Hồ xuất phát từ tiếng kêu của một loài chim và gắn với câu chuyện tình yêu không thành của một cặp đôi trai gái. Ngoài ra, đèo Ô Quy Hồ còn được gọi là đèo Hoàng Liên vì vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn, hoặc đèo Mây vì quanh năm mây phủ đỉnh đèo.
Độ cao, sự hiểm trở và chiều dài khiến đèo Ô Quy Hồ được mệnh danh là 'vua đèo vùng Tây Bắc'. Đỉnh đèo nằm giữa mây núi ngút ngàn và được gọi là Cổng Trời. Trong những năm trời lạnh, đỉnh đèo thường phủ đầy băng tuyết.
Trước đây, đoạn đèo Ô Quy Hồ gắn với câu chuyện về những con hổ thần rình bắt người qua lại, nên rất ít người dám vượt qua. Nhưng hiện nay, tuyến đường đèo đã được nâng cấp nhiều nên trở thành một cung đường xe cộ đi lại khá đông đúc.
Đèo Pha Đin
Đèo Pha Đin, một con đường dài 32 km trải dài trên quốc lộ 6, phần phía đông thuộc xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La và phần phía tây nằm tại xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, có điểm cao nhất là 1.648 mét. Tên đèo Pha Đin ban đầu xuất xứ từ tiếng Thái với nghĩa ‘Trời và Đất’, gợi lên ý nghĩa về sự tiếp giáp giữa thiên nhiên và con người. Nơi đây không chỉ nổi tiếng vì hiểm trở mà còn sở hữu khung cảnh thiên nhiên đẹp mê hồn.
Trên chặng đường đèo dài, mây sương thường phủ kín đỉnh đèo, ở dưới chân là những bản làng nhỏ bé. Khi đến gần đỉnh đèo, con người sẽ không còn thấy bản làng nào mà chỉ nhìn thấy bầu trời xanh thẳm và những ngọn núi rừng hùng vĩ. Gần đây, dự án cải tạo và nâng cấp quốc lộ 6 từ Sơn La đến Tuần Giáo đã được hoàn thành. Tuyến đường mới tránh đèo Pha Đin được thiết kế bám theo sườn núi và có độ cao sai khác với đèo Pha Đin từ 200-400m, thuận tiện cho giao thông và chỉ còn phù hợp với khách du lịch mạo hiểm.
Đèo Pha Đin cũng có ý nghĩa lịch sử quan trọng trong kháng chiến chống Pháp. Là một trong những tuyến huyết mạch tiếp vận vũ khí đạn dược và lương thực cho chiến dịch Điện Biên Phủ của Việt Minh, đèo Pha Đin đã phải chịu những cuộc oanh tạc dữ dội của không quân Pháp. Nơi đây đã trở thành biểu tượng của sự can đảm và tinh thần chiến đấu của hơn 8.000 thanh niên xung phong, quyết tâm hy sinh vì Tổ quốc.
Đèo Khau Phạ
Tuyến quốc lộ 32 có con đèo dài nhất với hơn 30km, đây cũng là một trong những cung đường đèo quanh co, dốc đứng hàng đầu tại Việt Nam. Nằm ở khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, con đèo này đi qua nhiều địa danh nổi tiếng như La Pán Tẩn, Mù Cang Chải, Tú Lệ, Chế Cu Nha, Nậm Có... tại độ cao từ 1.200 m đến 1.500 m so với mực nước biển.
Khung cảnh từ đèo Khau Phạ vô cùng ấn tượng, đặc biệt là vào mùa lúa chín (tháng 9 - tháng 10) với những thửa ruộng bậc thang Tú Lệ chín vàng. Đây là thời điểm thu hút nhiều du khách mạo hiểm chinh phục đèo để chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp này. Khau Phạ cũng có những cánh rừng già giữ nét hoang sơ, lưu giữ đa dạng động thực vật quý hiếm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tìm thấy xác loài 'thủy quái' thân cá mập, mặt lợn đầy dị hợm, đội hải quân sửng sốt khi đến gần
Khi Tôn Ngộ Không gạch xóa sổ sinh tử ở địa phủ đã bỏ sót ba con khỉ? Hắn không biết nhưng Như Lai hiểu rất rõ
Bí ẩn ‘hoa Phật’ 3.000 năm mới nở 1 lần mọc đầy ở Việt Nam: Cả thế giới sốt sắng, sự thật mới ngã ngửa
Loài động vật cùng thời với khủng long nay vẫn tồn tại ở Việt Nam, chỉ có 2 nơi đủ điều kiện nuôi
Loài động vật kỳ dị được phát hiện ở Việt Nam, có ngoại hình gây ám ảnh chỉ sau cái nhìn đầu tiên
Trong 'Tây Du Ký', sư phụ của Thái Thượng Lão Quân là Hồng Quân Lão Tổ, vậy sư phụ của Ngọc Hoàng là ai?