Chu Du, thiên tài thao lược nhưng đoản mệnh thời Tam Quốc, đang an giấc ngàn thu ở đâu?
Gia Cát Lượng dùng kế ‘khích tướng’ Chu Du để liên minh đánh trận Xích Bích với Tào Tháo / Nỗi oan dậy trời đất của Chu Du trước Gia Cát Lượng
Nhắc đến nhân vật Chu Du thời Tam Quốc , người ta sẽ nhớ đến trận chiến Xích Bích nổi tiếng vào năm Kiến An thứ 13 (năm 208 sau Công nguyên), Tào Tháo đã lãnh đạo quân đội mang danh triều đình tiến xuống Giang Nam, âm mưu thôn tính đất Đông Ngô và bị quân đội liên minh Tôn-Lưu đánh bại.
Trong sử liệu chính thống, Chu Du là người có công phân tích tình hình và bày mưu cho tướng Hoàng Cái giả đầu hàng rồi dùng hỏa công thiêu rụi các chiến thuyền lớn của quân Tào. Ông nổi tiếng với câu nói "Trời sinh Du sao còn sinh Lượng?"
Tranh minh họa Chu Du (Ảnh: Qulishi.com)
Sau này, khi liên minh Tôn Lưu không còn, hai bên tranh chấp đất Kinh Châu, Chu Du đang lên kế hoạch để chiếm Kinh Châu thì qua đời do mắc bệnh ở Ba Khâu (nay thuộc trị trấn Nhạc Dương, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc).
Mất ở tuổi 36 khi tài năng đang nở rộ, nếu ông không đột ngột qua đời có lẽ cục diện lịch sử Trung Hoa thời Tam Quốc đã khác. Nhưng ngay cả khi đã mất, những tranh cãi về mộ phần của Chu Du vẫn còn nhiều trong nhân gian.
Vậy nơi an nghỉ của danh tướng Đông Ngô rốt cuộc ở đâu?
Giả thiết đầu tiên là ông được an táng ở Ba Khâu. Theo tác phẩm "Tam Quốc Chí" của Trần Thọ, tại quyển 3 (Ngô Chí) phần Chu Du, Lỗ Túc, Lã Mông truyện viết: "Sách (tức Tôn Sách) tự nạp Đại Kiều, Du (tức Chu Du) nạp Tiểu Kiều, phục tiến Tầm Dương, phá Lưu Huân, thảo Giang Hạ, định Dự Chương, Lư Lăng, Lưu Trấn, Ba Khâu..."
Kể về việc Tôn Sách và Chu Du lấy hai chị em Đại Kiều, Tiểu Kiều kế đến là những chiến công trong các lĩnh vực quân sự cho tới khi qua đời do bạo bệnh ở Ba Khâu.
Tuy nhiên, giả thiết này bị coi là không đáng tin cậy bởi cũng theo "Tam Quốc Chí" thì khi Chu Du mất, Tôn Quyền khi ấy đã vô cùng thương tiếc, mặc áo tang để chờ thi hài Chu Du được đưa về Ngô quận, rước qua Vu Hồ.
Vậy thì không thể khẳng định Ba Khâu hay Vu Hồ là nơi chôn cất Chu Du. Dù nơi đây có đền thờ ông đi chăng nữa.
Tạo hình Chu Du trong phim Tam Quốc Diễn Nghĩa bản 2010 (Ảnh: W3guo.com)
Giả thiết thứ hai cho rằng Chu Du được an táng tại quê nhà ông ở Thư Thành, Lư Giang. Cũng theo "Tam Quốc Chí", phần Ngô Chí có ghi: "Chu Du tự là Công Cẩn, người huyện Thư, quân Lư Giang" (nay thuộc tỉnh An Huy).
Còn tác phẩm "Tam Quốc Diễn Nghĩa" của La Quán Trung chép rằng sau khi Công Cẩn mất, Tôn Quyền đau xót, ra lệnh sau khi tổ chức tang lễ thì đưa Chu Du về quê chôn cất.
Trong "Thư thành huyện chí" (tài liệu ghi chép về truyện ở Thư thành, nơi sinh Chu Du) thì thậm chí còn nói rõ "mộ Chu Du nằm ở cách chùa Tĩnh Phật 70 dặm về phía tây".
Tuy nhiên, các học giả nghiên cứu lịch sử phản bác rằng: Thứ nhất, "Tam Quốc Chí" tuy là một sử liệu chính thức đáng tin nhưng cũng chỉ nói rằng thi hài danh tướng Đông Ngô này được đưa qua Vu Hồ chứ không nói tiếp là chôn ở đâu, còn "Tam Quốc diễn nghĩa" là tác phẩm văn học hư cấu vốn dĩ không thể tin hoàn toàn.
Thứ hai, về địa lý, huyện Thư thời nhà Hán thuộc quận Lư Giang, chỉ được nâng lên cấp hành chính là Thư Thành vào năm thứ 23 của triều đại nhà Đường (sau khi Chu Du qua đời rất lâu). Điều này chứng tỏ khó có việc Chu Du được chôn ở nơi gọi là Thư Thành bởi tên gọi của địa danh sau khi ông mất rất lâu mới có mà sách lại ghi như vậy.
Giả thiết thứ ba, theo "Túc Tùng huyện chí" (sách ghi lại truyện của huyện Túc Tùng, nay thuộc tỉnh An Huy) thì ngôi mộ của Chu Du cách huyện này 30 dặm về phía nam. Một số học giả thời cổ đại tin vào giả thiết này.
Cho rằng mộ Chu Du ở đây, thậm chí có con cháu đời sau của ông vẫn trông nom và tu sửa, cũng có khá nhiều ngôi mộ lớn khác ở địa phương nhưng chỉ là để cho hậu thế tiện đến viếng. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu thời nay cho rằng khó có thể tin vào luận điểm này bởi chứng cứ quá ít và lý lẽ quá yếu để khẳng định.
Nhà tưởng niệm Chu Du ở trong lăng mộ đã được chính quyền công nhận (Ảnh: w3guo.com)
Giả thiết cuối cùng là theo các ghi chép của quận Lư Giang (nơi Chu Du sinh ra) thì mộ của ông nằm ở ngoài địa phận quận khoảng 2 dặm về hướng cửa đông. Đó là một ngôi mộ rất cũ, trên một gò đất cao khoảng gần 2 mét.
Trên bia đá trước mộ có ghi "Ngô Danh Tướng Chu Công Cẩn Chi Mộ" (mộ của danh tướng Đông Ngô là Chu Công Cẩn – tức Chu Du). Năm 1942, người đứng đầu tiểu đoàn 167 của quân đội Quốc Dân đảng khi ấy đang đóng giữ ở Lư Giang là tướng Đàm Chấn Nguyên thậm chí đã cho quân lính vào khai quật và lấy đi một số cổ vật, tượg sư tử đá, gạch xây mộ,...
Cổng vào lăng mộ Chu Du, chữ phía trên ghi "Chu Du Mộ Viên" (Ảnh: Kknews.cc)
Đến năm 1978, Cục Bảo vệ Di tích Văn hóa cấp Quốc gia đã ủy quyền cho Cục Bảo vệ Di tích Văn hóa cấp tỉnh An Huy thành lập một nhóm chuyên gia.
Họ đã được chỉ định đến nhiều nơi khác nhau và tìm hiều đầy đủ thông tin qua các chuyến khảo sát, xác minh, thăm thực địa để xác định về tính xác thực của lăng mộ Chu Du. Và họ đã xác định rằng "lăng mộ Chu Du nay ở quê nhà huyện Lư Giang. Còn Vu Hầu là nơi ông thi hài từng được đưa qua khi cử hành tang lễ, lưu giữ y phục và xây nhà tưởng niệm".
Gò đất cao được cho là nơi an nghỉ của Chu Du (Ảnh: W3guo.com)
Năm 1989, chính quyền tỉnh An Huy đã công nhận lăng mộ Chu Du là di tích văn hóa quan trọng cần được bảo vệ của tỉnh.
Năm 2009, chính quyền đã đầu tư hơn 10 triệu nhân dân tệ ( tương đương khoảng 34 tỷ VNĐ) để trùng tu lăng mộ và xây mới một số hạng mục. Đồng thời miễn phí cho du khách đến thăm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?