Chu Nguyên Chương hỏi "Thiên hạ thứ gì lớn nhất?", thiếu nữ Mông Cổ đáp đúng 4 chữ, lập tức được ban hôn với thái tử Minh triều
Chu Nguyên Chương khét tiếng tàn bạo, gây thù chuốc oán với không ít người, tại sao về sau không một ai dám động đến lăng mộ của ông? / Không phải Tào Tháo, Tư Mã Ý hay Chu Du, đây mới là người Gia Cát Lượng hận nhất
"Người xưa có câu, gần vua như gần hổ, mỗi giây đều phải cẩn thận." (Theo "Thuyết hô toàn truyền"). Đất trong thiên hạ không đâu không phải đất của vua, người trong thiên hạ không ai không là thần tử của vua.
Trong xã hội phong kiến cổ đại Trung Quốc, Hoàng đế là người hưởng hết mọi vinh hoa phú quý trong thiên hạ, đón nhận mọi sự tôn sùng, kính trọng của vạn dân.
Sự cố gắng, công sức của bách tính trăm họ giống như một cuộc cá cược, bởi vì cuộc sống vui vẻ hay đói khổ đều phụ thuộc vào việc Hoàng đế có anh minh hay không.
Là người đứng trên vạn người, nhiều vị Hoàng đế rất thích đặt câu hỏi rằng: "Trong thiên hạ, thứ gì là lớn nhất?".
Nếu dựa theo thực tế để trả lời lại chẳng có gì thú vị, nếu a dua nịnh hót lại dễ bị định tội khi quân, người trả lời cũng vì vậy mà không khỏi đau đầu lo lắng.
Chu Nguyên Chương cũng từng hỏi một thiếu nữ người Mông Cổ câu hỏi tương tự, nàng chỉ đáp vỏn vẹn 4 chữ, liền lập tức trở thành Hoàng thân quốc thích.
Lội ngược dòng – Chu Nguyên Chương từ đói khổ đến hào quang huy hoàng
Giống với Lưu Bang, Lưu Bị, Chu Nguyên Chương cũng là vị Hoàng đế có xuất thân bần hàn, là người hoàn toàn thuộc về giai cấp nông dân lao động.
Sinh ra trong gia đình nghèo đói, khó khăn, tuổi thơ của Chu Nguyên Chương còn vất vả hơn cả nhân vật Alyosha trong tác phẩm "Thời thơ ấu" của M. Gorky, bởi vì ít ra cậu bé Alyosha cũng có người bà luôn yêu thương bảo vệ.
Ở nơi phố chợ, Chu Nguyên Chương sống lẫn cùng biết bao loại người, từ nhỏ đã sống trong thế giới của người lớn, học được cách sinh tồn, nhìn mặt đoán ý. Đồng thời, cậu bé Chu Nguyên Chương cũng như bao bạn bè cùng trang lứa, học Tứ thư, những kinh nghiệm vụn vặt trong cuộc sống cùng kiến thức trong sách vở đã hun đúc nên một Chu Nguyên Chương đầy trưởng thành, nhưng dĩ nhiên là vẫn còn quá sớm.
Cuối thời nhà Nguyên, người Hán đứng thứ 3 trong 4 dân tộc ngày càng bị áp bức nặng nề hơn, nạn đói bao trùm khắp đất Trung Hoa, gia đình Chu Nguyên Chương cũng bị trận đói làm cho điêu đứng.
Trong thời gian khó khăn nhất, cả gia đình họ Chu chỉ còn lại mình Chu Nguyên Chương, hết cách, Chu Nguyên Chương buộc phải tìm con đường sinh tồn khác. Chùa miếu chính là nơi cho Chu Nguyên Chương một nơi lánh nạn tạm thời.
Nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang, công việc của chùa miếu cũng phải chịu ảnh hưởng từ nạn đói, các vị hòa thượng phải thay nhau ra ngoài hóa duyên, Chu Nguyên Chương coi đó là thử thách trời cao ban cho bản thân.
Chính trong thời khắc khốn cùng, một người bạn thân đã cho Chu Nguyên Chương lời mời gia nhập quân đội, đây chính là nhánh quân nông dân muốn lật đổ nhà Nguyên. Cũng từ đó, cuộc đời truyền kỳ của Chu Nguyên Chương được bắt đầu.
Trong quân đội, Chu Nguyên Chương tận dụng những kinh nghiệm sống sót mình có được từ trước, dần dần tích lũy quan hệ cho mình. Chu Nguyên Chương bất ngờ phát hiện ra thiên phú trong việc cầm quân dẫn binh của bản thân, dựa vào những ưu thế trước đó, ông nhanh chóng đã có được thân tín riêng cho mình.
Đội quân của Chu Nguyên Chương dần dần trở thành quân chủ lực vững vàng trong đội quân nông dân khởi nghĩa. Năm 1364, Chu Nguyên Chương cũng tự mình xưng vương.
Năm 1367, về cơ bản, Chu Nguyên Chương đã gần như thống nhất toàn bộ vùng biên cương Trung Quốc từ kinh thành nhà Nguyên kéo dài về phía Nam, tàn dư của nhà Nguyên đã giống như ba ba trong rọ, mà câu chuyện của Chu Nguyên Chương cùng người thiếu nữ Mông Cổ cũng bắt đầu từ đó.
Yêu người tài như mạng sống, bước ngoặt cuộc đời của Vương thị
Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng. Quãng thời gian lập nghiệp của Chu Nguyên Chương có thể gọi là "ba đầu sáu tay", phía trước là quân Nguyên, đằng sau chính là nghĩa quân nông dân vừa là thù vừa là bạn. Song đứng trước cuộc chiến tranh dân tộc, Chu Nguyên Chương dĩ nhiên là đặt nhiều sức lực cho cuộc chiến tranh chống lại nhà Nguyên. Trong thời gian ấy, Chu Nguyên Chương vô cùng hứng thú với vị Đại tướng quân nhà Nguyên Vương Bảo Bảo.
Sinh ra là người Nguyên, Vương Bảo Bảo thuộc giai cấp địa chủ , điều này khiến Chu Nguyên Chương cùng Vương Bảo Bảo từ lúc bắt đầu đã thuộc hai phía đối địch. Việc này là chuyện thường gặp trong lịch sử Trung Quốc, sự kết hợp giữa mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn giai cấp tất sẽ mang lại mối nguy hại to lớn, Ngũ đại thập quốc, chuyển giao thời đại Tống – Nguyên, chiến tranh Nguyên – Minh, tranh chấp Minh – Thanh, có sự kiện nào là không khởi nguồn từ những mâu thuẫn này?
Tuy nhiên, trải qua nhiều năm sống trong quân đội đã củng cố thêm nội tâm của Chu Nguyên Chương, ông hiểu được rằng, việc dùng vũ lực chiến đấu không hiệu quả bằng dùng tâm đức làm cảm động đối phương, cho nên, Chu Nguyên Chương nhiều lần bày tỏ sự trọng dụng của mình với Vương Bảo Bảo, cho ông thấy những con đường mới, mong muốn lôi kéo được Vương Bảo Bảo, để Vương Bảo Bảo cống hiến vì mình.
Song, Vương Bảo Bảo là một người Mông Cổ, tính cách như một con ngựa hoang thoát cương, lòng trung của Vương Bảo Bảo với triều đình nhà Nguyên nào có dễ dàng bị lung lay.
Nhưng em gái của Vương Bảo Bảo là Vương thị lại bất ngờ lọt vào tầm mắt của Chu Nguyên Chương. Phải nói rằng, việc Vương thị rơi vào chuyện này là hoàn toàn tình cờ, trùng hợp.
Năm 1367, Chu Nguyên Chương cử Thường Ngộ Xuân và Từ Đạt dẫn binh lên phía Bắc, lần hành động này chính là để bao vây tiêu diệt quân Nguyên đồng thời bắt sống Vương Bảo Bảo, song quân đội nhà Minh chỉ hoàn thành được nhiệm vụ đầu tiên, còn Vương Bảo Bảo đã dẫn quân lui về Mông Cổ.
Trên đường rút lui, Vương Bảo Bảo không kịp lo cho em gái Vương thị, khiến Vương thị rơi vào tay quân nhà Minh. Chu Nguyên Chương lập tức nhận ra, đây chính là một cơ hội tuyệt vời, Vương Bảo Bảo chắc chắn sẽ vì em gái mình mà xuống nước thỏa hiệp.
Kể từ khi Vương thị lưu lạc tại trung nguyên, Chu Nguyên Chương bắt đầu dùng việc này như con bài để mặc cả uy hiếp Vương Bảo Bảo, nào ngờ, Vương Bảo Bảo là người trung thành chính nghĩa, quyết không vì chuyện gia đình nữ nhi mà khiến quân đội nhà Nguyên rơi vào đường cùng, cho nên không chịu đầu hàng.
Nghĩa khí của Vương thị cũng chẳng hề thua kém anh trai Vương Bảo Bảo của mình, nàng nhiều lần nhấn mạnh nhắc nhở Chu Nguyên Chương về lòng trung thành của anh trai, để Chu Nguyên Chương sớm từ bỏ ý nghĩ khuyên hòa của bản thân. Chu Nguyên Chương cảm thấy hứng thú với người thiếu nữ Mông Cổ này, cho nên đã đưa ra một phép thử. Ông hỏi Vương thị: "Thiên hạ này thứ gì lớn nhất?"
Vương thị không hề khuất phục trước uy nghiêm của Chu Nguyên Chương, nàng không trả lời khách quan qua loa, cũng tuyệt không nói lời nịnh hót a dua, mà dùng khí phách hào hùng đáp rằng: "Trung hiếu lớn nhất!"
Chu Nguyên Chương là người sáng suốt, ông tất nhiên hiểu được ý nghĩa sau lời nói của Vương thị. Là người dân triều Nguyên, Vương thị và Vương Bảo Bảo chắc chắn sẽ không phản bội nhà Nguyên; là em gái của Vương Bảo Bảo, Vương thị sẽ không khiến anh trai Vương Bảo Bảo phải khó xử.
Cảm động vì điều đó, Chu Nguyên Chương đã để Vương thị thành con dâu mình, để nàng làm phi của người con thứ - Chu Sảng.
Vốn cứ nghĩ dòng sông đã tĩnh lặng, nào từng nghĩ đến bên dưới vẫn cuồn cuộn dòng chảy ngầm.
Quân vương vô tình, cuộc sống như ngọn đèn trước gió của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Mặc dù Vương thị đã trở thành Hoàng thân quốc thích, nhưng Chu Nguyên Chương vẫn coi đây là công cụ để khuyên dụ Vương Bảo Bảo đầu hàng, chỉ là bình thường vẫn lo lắng đến cảm nhận của Chu Sảng nên không thẳng thắn nhắc đến chuyện này.
Theo những ghi chép trong sách sử, sau khi Chu Nguyên Chương tổ chức hôn lễ cho con trai, ông vẫn bí mật gửi thư đến doanh trại quân Nguyên, ý đồ làm mai một lòng trung thành của Vương Bảo Bảo.
Chỉ cần Vương Bảo Bảo còn chưa chết thì cuộc sống của Vương thị cũng sẽ chẳng bị ảnh hưởng gì. Ai ngờ vào một ngày năm 1376, Chu Nguyên Chương tình cờ biết tin Vương Bảo Bảo đã qua đời, trong quân đội nhà Nguyên chẳng còn lại ai hữu dụng nữa nên không khỏi nản lòng. Thứ cảm xúc tiêu cực này cần tìm nơi để phát tiết vì thế Chu Nguyên Chương trút hết lên Vương thị.
Kể từ đó trở đi, Chu Nguyên Chương thay đổi thái độ, Vương thị cũng ngầm cảm nhận được sự thay đổi trong thái độ của Chu Nguyên Chương, nhưng anh trai nàng mất rồi, bản thân cũng chẳng có gì phải để tâm nữa.
Công nguyên năm 1395, chồng Vương thị là Chu Sảng chết trẻ, chuyện này trở thành cơ hội tốt để Chu Nguyên Chương loại bỏ Vương thị. Khi khắp hoàng cung tất bật lo chuyện hậu sự cho Chu Sảng, Chu Nguyên Chương hạ lệnh cho Vương thị tuẫn táng theo chồng. Người thiếu nữ Mông Cổ khi xưa cứ như vậy mà chấm dứt cuộc đời.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ