Khám phá

Chuột đọ sức, báo đốm ăn thịt trăn gây ấn tượng cuộc thi ảnh

Từ 48.000 bức ảnh chụp ở hơn 100 quốc gia khác nhau, đây là những bức ảnh vào chung kết hạng mục ảnh công chúng bình chọn tại cuộc thi nhiếp ảnh Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London.

14 món là đặc sản quốc gia nhưng phần còn lại của thế giới hỏi “Có thể ăn được sao?” / Đưa rùa khổng lồ 100 tuổi trở về đảo Espanola

anh chuot danh nhau anh 1

Bức ảnh "Cuộc cãi vã ở ga tàu" của nhiếp ảnh gia Sam Rowley đã đạt giải thưởng nhiếp ảnh động vật hoang dã của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London ở hạng mục ảnh do công chúng bình chọn. Bức ảnh này chụp hai con chuột giành nhau một vài mẩu bánh vụn còn sót lại trong một ga tàu điện ngầm. "Mọi người đều biết về những con chuột dưới lòng đất nhưng tôi không nghĩ có ai nhìn chúng dưới góc độ này", anh Rowley, một nhà nghiên cứu 25 tuổi tại BBC, nói với CNN. Anh Rowley thừa nhận rằng mình đã nhận được nhiều "ánh nhìn kỳ lạ" từ những người đi tàu khi nằm trên sàn của nhiều nhà ga ở London để chụp ảnh. Anh Rowley nảy ra ý tưởng chụp bức ảnh này khi nhận được đoạn video quay cảnh những con chuột giành nhau thức ăn. Sau đó, anh Rowley đã nằm trên sàn của nhiều nhà ga từ tối đến sáng sớm để bắt được khoảnh khắc này. Ảnh: Sam Rowley.

anh chuot danh nhau anh 2

Ngoài tấm ảnh đoạt giải cao nhất, 4 tấm ảnh khác trong số 25 ảnh vào chung kết cũng được chọn vào danh sách những tấm ảnh "được đánh giá cao". Trong số đó là ảnh một con đười ươi bị buộc phải tham gia một buổi biểu diễn ở Bangkok của nhiếp ảnh gia Aaron Gekoski. Bức ảnh mang tên "Thua trận đấu" này được chụp tại Safari World ở Bangkok, Thái Lan. Năm 2004, các chương trình biểu diễn có sử dụng động vật tại đây đã bị ngừng lại do áp lực từ cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, những chương trình này diễn ra hàng ngày ở thời điểm hiện tại. "Mỗi ngày, hàng trăm người xem chúng chơi quyền Anh, nhảy, chơi trống và biểu diễn những mánh khóe khác", Gekoski viết trên Instagram sau khi anh lọt vào danh sách giải thưởng vào tháng 12". Những chương trình như vậy sẽ khiến đười ươi, những sinh vật hiền lành và đơn độc, bị căng thẳng. Tuy nhiên, chỉ trừ khi mọi người tẩy chay và không tham quan các địa điểm khai thác động vật theo cách này, các chương trình như vậy sẽ tiếp tục", anh nói thêm. Ảnh: Aaron Gekoski.

anh chuot danh nhau anh 3

Một bức ảnh khác trong số này chụp hai con báo đốm ngậm một con trăn xanh Nam Mỹ trong miệng. Bức ảnh này được chụp ở bờ sông Três Irmãos tại Brazil bởi nhiếp ảnh gia Michel Zoghzoghi. Zoghzoghi đã chụp một con báo đốm cái và con của nó đang tha bữa ăn của chúng, một con trăn xanh Nam Mỹ. Bức ảnh này đặc biệt mê hoặc vì sự xuất hiện của hoa văn đốm không chỉ ở hai con báo mà còn trên con rắn giữa chúng. Ảnh: Michel Zoghzoghi.

anh chuot danh nhau anh 4

Bức ảnh thứ ba trong danh sách có tên "Người mẹ thay thế" được chụp bởi nhiếp ảnh gia Martin Buzora. Bức ảnh chụp một kiểm lâm đang chăm sóc một con tê giác non ở miền bắc Kenya. Đây là một con tam giác đen mồ côi tên là Kitui và nhân viên kiểm lâm bảo tồn động vật hoang dã Elias Mugambi. Bị đe dọa nghiêm trọng sau nhiều thập kỷ bị săn trộm và mất môi trường sống, tê giác đen được coi là ưu tiên bảo tồn toàn cầu trong khi các nhà nghiên cứu cố gắng để tăng số lượng của chúng. Sự gần gũi được ghi lại bức ảnh của Buzora là một lời nhắc nhở rằng các sinh vật hùng vĩ không chỉ là con số thống kê. Ảnh: Martin Buzora.

anh chuot danh nhau anh 5

Bức ảnh "Tìm tuần lộc" của Francis De Andrés cũng được vinh danh trong cuộc thi này. Bức ảnh chụp đàn tuần lộc Bắc cực gần như vô hình ở quần đảo Svalbard, Na Uy. Trong môi trường khắc nghiệt nơi nhiệt độ có thể xuống dưới -17 độ C, bố cục liền mạch của bức ảnh cho thấy cách thức các loài sinh tồn trong môi trường độc đáo của riêng chúng sau hàng nghìn năm tiến hóa. Ảnh: Francis De Andrés.

anh chuot danh nhau anh 6

Bức ảnh trên của tác giả Steve Levi đến từ Mỹ chụp một con gấu Bắc cực cái và đàn con của nó đang chơi đùa ở Công viên Quốc gia Wapusk, Canada nằm trong danh sách 25 bức ảnh lọt vào chung kết. Ảnh: Steve Levi.

 

anh chuot danh nhau anh 7

Bức ảnh độc đáo này chụp một chuỗi Salp ở vùng biển ngoài khơi Alicante, Tây Ban Nha của tác giả Angel Fitor đến từ Tây Ban Nha. Salp là loài động vật thuộc phân ngành Sống đuôi ở biển. Chúng di chuyển bằng cách co người lại và bơm nước qua cơ thể trong suốt. Đây là loài vô hại và thường ăn những sinh vật phù du. Ảnh: Angel Fitor.

anh chuot danh nhau anh 8

Đây là bức ảnh chụp một con báo cái nằm nhìn mặt trời lặn tại Khu bảo tồn quốc gia Maasai Mara, Kenya của tác giả Clement Mwangi đến từ Kenya. Người hâm mộ ảnh động vật hoang dã từ khắp nơi trên thế giới có thể bình chọn cho tấm ảnh yêu thích của họ. Cuộc thi do Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London tổ chức kết thúc vào ngày 4/2 và người chiến thắng sẽ được công bố vào cuối tháng này.

anh chuot danh nhau anh 9

Ảnh một chú chim hồng hạc Caribbean và bố mẹ của nó tại Khu dự trữ sinh quyển Ría Lagartos ở bang Yucatán, Mexico. Cuộc thi này được sáng lập và tổ chức bởi Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London. Ảnh: Caludio Contreras Koob.

anh chuot danh nhau anh 10

Bức ảnh của tác giả Valeriy Maleev đến từ Nga chụp một con mèo Pallas đi săn ở đồng cỏ Mông Cổ cũng lọt vào vòng chung kết. Đây là một cuộc thi thường niên và năm nay nó được phối hợp tổ chức cùng với Panasonic tại Anh. Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London cho biết giải thưởng được tổ chức để nhắc nhở mọi người về hậu quả của hoạt động của con người đối với môi trường và khuyến khích họ bảo vệ hành tinh. Ảnh: Valeriy Maleev.

anh chuot danh nhau anh 11

Ông Tim Littlewood, giám đốc điều hành khoa học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên và là giám khảo của cuộc thi, nói thêm rằng những bức ảnh này nhằm mục đích khiến người xem nhìn thế giới tự nhiên khác đi. Tác giả Marcus Westberg đến từ Thụy Điển đã chụp lại một con gấu trúc khổng lồ bị nhốt trong chuồng tại một trung tâm phối giống ở Thiểm Tây, Trung Quốc. Ảnh: Marcus Westberg.

 

anh chuot danh nhau anh 12

Ông Littlewood nói: "Những bức ảnh này thể hiện vẻ đẹp, lòng trắc ẩn và sự tàn nhẫn đến nghẹt thở, không thể không bị những bức ảnh này lay động. Tôi nghĩ rằng tất cả những người bỏ phiếu đều có quyết định khó khăn". Ảnh chụp một đàn chim cánh cụt hoàng đế trên bờ biển phía đông của bán đảo Nam Cực của tác giả Yaz Loukhal người Pháp. Ảnh: Yaz Loukhal.

anh chuot danh nhau anh 13

Cuộc thi đã mời công chúng tham gia đánh giá một cụm trong số hàng nghìn bức ảnh chụp mà bảo tàng nhận được mỗi năm vào tháng 12. Ảnh chụp một con ếch có tên khoa học Pristimantis labiosus với một con nhện tarantula con trong miệng ở khu rừng rậm tại Ecuador của tác giả Lucas Bustamente. Ảnh: Lucas Bustamente.

anh chuot danh nhau anh 14

Đây chỉ là một vài trong số 25 hình ảnh lọt vào danh sách giải Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã của năm ở hạng mục giải thưởng do công chúng bình chọn của LUMIX. 5 tấm ảnh đạt danh hiệu cao nhất hạng mục này và 20 tấm ảnh khác sẽ được trưng bày cùng với 100 bức ảnh từ cuộc thi chính tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên cho đến ngày 31/5. Ảnh chụp một con chuột nhảy jerboa ở sa mạc Gobi khu vực nằm trong lãnh thổ Mông Cổ của tác giả Valeriy Maleev. Ảnh: Valeriy Maleev.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm