Chuyện chưa biết về các cựu binh Do Thái trong Hồng quân
Bí ẩn bao trùm hòn đảo cứ người lạ xâm phạm là bị tấn công đến chết cùng lời kể của người phụ nữ may mắn sống sót hé lộ chi tiết đáng sợ / Sư tử tham lam gặp chó hoang tinh ranh và cái kết
Ước tính, có khoảng 500.000 người Do Thái chiến đấu trong hàng ngũ Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến thứ II. Phần lớn trong số họ vẫn còn sống đến ngày nay. Hiện có khoảng 7.000 cựu chiến binh người Do Thái được cho là đang sinh sống tại Israel.
Các cựu binh người Do Thái từng chiến đấu trong hàng ngũ Hồng quân Liên Xô hiện đang sống tại Israel (Ảnh: Oded Balilty/AP) |
Các cựu chiến binh sống trong “quên lãng”
Hàng năm vào Ngày Chiến thắng (9/5), các cựu chiến binh từng chiến đấu trong hàng ngũ Hồng quân đều tham gia vào cuộc diễu hành tại Israel để chào mừng sự kiện phát xít Đức đầu hàng Hồng quân Liên Xô. Sau lễ diễu hành, họ lại trở về nhà, những căn hộ khiêm tốn của mình, nơi mà một số người trong những cựu chiến binh này sống trong sự cô đơn và nghèo đói.
"Buổi lễ diễn ra với các nghi thức thật đẹp đẽ. Mọi người tham dự đều muốn nói những lời lẽ tốt đẹp. Tuy nhiên, những lời nói tốt đẹp đó không phải là thức ăn đặt trên đĩa của bạn hàng ngày", ông Abraham Michael Grinzaid, 87 tuổi, người đứng đầu một hiệp hội các cựu chiến binh Liên Xô nói. "Phần còn lại của năm, không ai nghĩ về chúng tôi".
Theo số liệu của Bảo tàng Yad Vashem tại Israel về tội ác diệt chủng (Holocaust), có khoảng 1,5 triệu người Do Thái đã tham gia chiến đấu trong quân đội Đồng Minh. Trong 1,5 triệu người này, có 500.000 người chiến đấu trong Hồng quân Liên Xô, 550.000 người tham gia quân đội Mỹ, 100.000 người trong quân đội Ba Lan và 30.000 người phục vụ trong quân đội Anh.
Một số người Do Thái đã chiến đấu trong hàng ngũ của Hồng quân Liên Xô và giữ các chức vụ chỉ huy. Trong Thế chiến thứ II, khoảng 200.000 binh sĩ người Do Thái tham gia Hồng quân đã ngã xuống trên các chiến trường hoặc bị phát xít Đức bắt giữ và giam cầm. Những người sống sót sau cuộc chiến đã lập gia đình và tạo dựng sự nghiệp ở Liên Xô.
Cựu chiến binh Aharon Kavishaner hiện đang sống tại thành phố Ashkelon, phía nam Israel. Ông Kavishaner gia nhập Hồng quân Liên Xô năm 1942 và phục vụ với vai trò một thợ máy phi cơ tại Mặt trận thứ 4 của Hồng quân ở Ukraine. Ông Kavishaner đến định cư tại Israel năm 1991. (Ảnh: Oded Balilty/AP). |
Khi Liên Xô sụp đổ, nhiều người trong số các cựu chiến binh Do Thái đã đến Israel. Tại Israel, họ đã thành lập Hiệp hội cựu chiến binh với 50 chi nhánh trên cả nước. Đến nay, hầu hết trong số họ đã ở tuổi 90, nhưng vẫn thường xuyên tập trung nghe các bài thuyết giảng và các buổi hòa nhạc. Một số hát trong dàn hợp xướng của 42 cựu chiến binh trên toàn quốc.
Israel là quê hương và là nơi có số lượng lớn nhất những người Do Thái còn sống sót sau thảm họa diệt chủng Holocaust. Đã có rất nhiều những Đài tưởng niệm các nạn nhân Holocaust và những người ngầm ủng hộ họ ở Israel. Tuy nhiên, chỉ trong những năm gần đây, Nhà nước Do Thái mới bắt đầu chào đón các cựu chiến binh người Do Thái của mình.
Lý giải cho điều này, học giả nghiên cứu về Hồng quân Liên Xô, Yitzhak Arad cho rằng: Rất nhiều các cựu chiến binh từng tham gia trong Thế chiến thứ II mới chỉ nhập cư vào Israel khoảng hai thập kỷ trước đây. Bên cạnh đó, các tài liệu lưu trữ về Thế chiến thứ II cũng chỉ mới được giải mật, cho phép các nhà nghiên cứu khám phá về những đóng góp và vai trò quan trọng của những người lính Do Thái trong cuộc chiến chống phát xít Đức.
Mãi cho đến năm 2012, Israel mới cho dựng lên tượng đài đầu tiên cho những người lính Do Thái chiến đấu trong hàng ngũ Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến II. Một Bảo tàng dành riêng cho các chiến sĩ Do Thái chiến đấu trong hàng ngũ quân Đồng Minh mới đang được xây dựng.
Ông Grinzaid - một thành viên của Hiệp hội cựu chiến binh Do Thái từng chiến đấu trong hàng ngũ Hồng quân phàn nàn rằng, một số cựu chiến binh tham gia Hồng quân hiện sống tại Israel chỉ nhận được tiền sinh hoạt phí khoảng 50 USD của chính phủ. Số tiền này quá rẻ mạt so với sự hỗ trợ tài chính đối với những người Israel sống sót sau thảm họa Holocaust nhận được.
Tuy nhiên, theo ông Roman Yagel - người đứng đầu của một nhóm các cựu chiến binh từng chiến đấu trong Hồng quân lại phản đối và cho rằng, các cựu chiến binh đã nhận được sự hỗ trợ hào phóng từ chính quyền Israel. Ông cũng cáo buộc ông Grinzaid - người đòi đảm bảo thu nhập xứng đáng cho các cựu chiến binh - không phải là người trực tiếp chiến đấu trên chiến trường. Đây là một bất đồng trong cộng đồng các cựu chiến binh từng chiến đấu trong hàng ngũ Hồng quân Liên Xô.
Cựu chiến binh Orlov Naum, 88 tuổi, đang sống ở thành phố Rishon Lezion, Israel. Ông Naum gia nhập Hồng quân năm 1943.Ông phục vụ trong Tập đoàn Tăng số 3 tại mặt trận Voronezh với vai trò lính bộ binh và đã tham gia vào trận Kiev rồi sau đó là các trận đánh ở Berlin và Prague. (Ảnh:Oded Balilty/AP). |
Ký ức buồn về Thế chiến thứ II
Thông thường, những người sống sót sau thảm họa Holocaust thường xuyên được mời đến nói chuyện về những nỗi kinh hoàng mà họ đã từng trải qua. Tuy nhiên, những cựu chiến binh từng chiến đấu trong Hồng quân Liên Xô tới Israel như người nghỉ hưu, hầu hết trong số họ không bao giờ học tiếng Do Thái nên rất ít người Israel biết về những câu chuyện của họ.
Ông Grinzaid - người gia nhập Hồng quân Liên Xô khi mới hơn 17 tuổi cho biết ông là một lính dù và phục vụ trong một đơn vị tình báo của Hồng quân. Trong thời gian phục vụ, ông đã được tặng thưởng 5 huy chương vì những đóng góp của mình ở các trận chiến trên khắp châu Âu. Khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đến thăm Israel, ông Putin đã bắt tay Grinzaid.
Ông Gersham cũng là người thường xuyên được yêu cầu tham gia đội diễu hành trong cuộc diễu hành hàng năm kỷ niệm Ngày Chiến thắng của Israel trước khi ông có vấn đề về tim.
Có một năm, ông tham gia cuộc diễu hành cùng con gái và cháu trai của mình. Khi đó, ông mặc đồng phục màu xanh hải quân với một chuỗi các huy chương trên ngực áo. Thanh thiếu niên Israel trên đường phố đã chỉ vào ông và phá lên cười.
"Họ nhìn ông như là một chú hề", con gái của ông Gersham là Rimma nói. "Cha tôi không muốn đi ra ngoài với những tấm huy chương trên người nữa. Ông ấy xấu hổ vì họ không biết nó là gì cả".
End of content
Không có tin nào tiếp theo