Chuyện chưa kể về cuộc hôn nhân bi kịch của Hán Huệ Đế
Sau cái chết của Gia Cát Lượng, đây là 4 nhân vật giúp nhà Thục Hán tồn tại thêm 30 năm nữa / Không nghe theo di ngôn của Lưu Bị, Gia Cát Lượng phạm sai lầm khiến nhà Thục Hán diệt vong
Cuộc hôn nhân đáng xấu hổ
Ảnh minh họa - Hoàng đế Hán Huệ Đế Lưu Doanh.
Hán Huệ Đế Lưu Doanh sinh năm 210 TCN, là con trai thứ 2 của Hán Cao Tổ Lưu Bang và hoàng hậu Lữ Trĩ. Năm 194, sau khi Lưu Bang qua đời, Lưu Doanh khi đó mới 16 tuổi được đưa lên làm hoàng đế. Dù trên danh nghĩa, Lưu Doanh ở ngôi hoàng đế, nhưng thực chất quyền lực lại nằm trong tay của Lữ Hậu.
Lữ Hậu muốn khống chế Hán Huệ Đế do đó bà ta đã quyết định chọn hoàng hậu cho hoàng đế Lưu Doanh. Cuối cùng, Lữ Hậu chọn cô cháu gái ruột của mình là Trương Yên làm hoàng hậu để thông qua đó giám sát và khống chế Lưu Doanh. Thực chất,Trương Yên là con gái của Lỗ Nguyên Công chúa, chị gái ruột của Lưu Doanh, khi đó chỉ mới 10 tuổi. Như vậy, về ngôi thứ, Trương Yên thực chất là cháu gọi Lưu Doanh bằng cậu.
Từ góc độ hiện đại mà đánh giá, đám cưới này chính là một cuộc cận huyết, hay còn có thể hình dung bằng hai từ “loạn luân”. Nhưng trên thực tế, loại chuyện này xảy ra tương đối phổ biến trong xã hội phong kiến.
Bi kịch từ cuộc hôn nhân
Hoàng Hậu Trương Yên là một cô gái rất xinh đẹp, lại được mẹ là Lỗ Nguyên Công chúa dạy dỗ rất chu đáo nên tuy mới 10 tuổi nhưng rất hiểu lễ nghĩa. Bình thường, Hán Huệ Đế Lưu Doanh cũng rất thích cô cháu gái của mình. Tuy nhiên, thích một cô cháu gái hoàn toàn không giống với việc thích một người phụ nữ có thể làm vợ mình.
Là một thiên tử nhưng Hán Huệ Đế Lưu Doanh lại không thể quyết được cuộc của mình. Hơn nữa, vì tranh đoạt quyền lực trong triều đình, Lữ Hậu đã nhẫn tâm giết chết mẹ con Thục .Những điều này khiến vết thương tâm lý ngày càng rất lớn trong lòng Lưu Doanh. Lưu Doanh từ một vị vua nhân hậu, có chí hướng dần dần chìm đắm trong tửu sắc, chẳng ngó ngàng gì tới chuyện triều chính nữa.
Cái chết đau thương của Hán Huệ Đế Lưu Doanh và Hoàng Hậu Trương Yên
Mục đích của Lữ Hậu khi gả cháu gái ruột cho con trai là mong muốn Trương Yên có thể nhanh chóng sinh con nối dõi, sau đó ngồi vững trên ngôi vị mẫu nghi thiên hạ, làm chủ hậu cung, lấy đó làm niềm an ủi. Tuy nhiên, mọi thứ lại không như mong muốn của bà ta.
Hoàng hậu Trương Yên nhỏ bé ngày nào nay đã trở thành một thiếu nữ và ngày càng xinh đẹp hơn. Lữ Hậu bắt đầu phái người giám sát hàng ngày của Hán Huệ Đế và hoàng hậu Trương Yên, ép buộc hoàng đế phải ngủ chung giường với hoàng hậu. Tuy nhiên, sự ép buộc ấy của Lữ Hậu càng khiến Lưu Doanh kiên quyết không động vào hoàng hậu Trương Yên.
Cuộc sống chìm đắm trong tửu sắc khiến cơ thể Lưu Doanh ngày một tàn tạ. Khi thấy của Lưu Doanh ngày một yếu đi mà vẫn chưa sinh được con trai nối dõi thì Lữ Trĩ rất lo lắng.
Trong số các phi tần của Lưu Doanh có một người mang thai. Lữ Hậu biết rằng không có cách nào ép được Lưu Doanh nữa nên bèn giả truyền lệnh nói với thiên hạ rằng Trương Hoàng Hậu đã mang thai. Sau đó, lấy đứa con mà phi tần kia sinh ra đưa về chỗ Trương Yên rồi nói là con của hoàng hậu sinh ra. Đứa trẻ ngay lập tức được lập làm thái tử còn người phi tần sinh ra đứa trẻ bị giết chết. Trương Hoàng hậu cùng Hán Huệ Đế chẳng biết làm thế nào, chỉ đành để mặc cho Lữ Hậu sắp đặt.
Chịu sự chèn ép bởi quyền thế của mẹ, lại không thể làm gì trước những chuyện bất bình mắt thấy tai nghe, bảy năm sau khi lên ngôi, Hán Huệ Đế Lưu Doanh buông tay trần thế, qua đời trong tức tưởi.
Sau khi Hán Văn Đế Lưu Hằng lên ngôi đã phong mẹ ruột của mình Bạc Cơ lên làm hoàng thái hậu, Trương Yên mất đi địa vị hoàng thái hậu, càng thêm khổ cực, một mình sống ở Bắc Cung của Cung Vị Ương.
Vào thời điểm vây cánh Lữ gia bị diệt trừ, các đại thần Hán triều vẫn bảo vệ Trương Yên. Họ hiểu rõ vị Hoàng hậu này hoàn toàn vô tội, bản thân nàng chỉ là vật hi sinh, là quân cờ trong tay bà ngoại.Trương Yên cứ như vậy sống thêm 17 năm nữa trong sự cô độc, chẳng ái đoái hoài. Tới năm 163 TCN, Trương Yên qua đời. Năm đó, Trương Yên mới chỉ 36 tuổi.
Khi nhập liệm cho Trương Yên, các cung nữ vừa khóc vừa giúp hoàng thái hậu tắm rửa, thay quần áo. Tới lúc này, các cung nữ mới phát hiện ra rằng, Trương Yên vẫn còn là một trinh nữ.Nhiều nơi trong dân gian, người ta lập miếu thờ, tôn Trương Yên làm thần hoa, còn miếu nơi thờ Trương Yên gọi là thần hoa miếu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách