Chuyện đời của cây keo cô độc nhất hành tinh
Nai sừng tấm bị mắc kẹt trên cây do... say rượu / Bức tranh thêu tinh tế trên lá cây ai nhìn cũng trầm trồ khen ngợi
Nằm ngay giữa sa mạc Sahara, nó từng là một phần của khu rừng nhiệt đới rậm rạp, xanh tươi, nhưng theo thời gian cùng với những biến cố tự nhiên, tất cả các cây khác đều biến mất, để lại nó một mình trên vùng hoang mạc cằn cỗi trong suốt hàng trăm năm qua. Cây keo ở Téréné nổi tiếng đến mức nó và một cây khác có tên Arbre Perdu (Cây lạc lối) là 2 cây duy nhất có mặt trên tấm bản đồ có tỉ lệ 1:4.000.000.
Cây keo Téréné đã đánh bại vô số thách thức của thiên nhiên để sống sót qua hàng trăm năm trên vùng đất sa mạc hóa; tuy nhiên, vào một ngày năm 1973, một người lái xe tải trong tình trạng say rượu đã đâm gãy nó.Sau khi cây keo cô độc này bị đâm đổ và chết, nó đã được chuyển đến Bảo tàng quốc gia Nigeria ở thủ đô Niamey. Kể từ đó, nó được thay thế bằng một cột kim loại, tượng trưng cho cái cây.
Vùng Téréné ban đầu hoàn toàn không phải là một vùng sa mạc. Trong thời kì địa chất Carbon tiền sử, nó từng là một đáy biển và sau đó là một khu rừng nhiệt đới, nơi khủng long thường xuyên tung hoành và là vùng đất săn mồi của một loài bò sát giống cá sấu có tên SuperCroc.
Vào thời kì đồ đá cũ khoảng 60.000 năm trước, Téréné là vùng đất không người ở; con người chỉ săn bắn động vật hoang dã và để lại bằng chứng về sự hiện diện của mình thông qua những công cụ bằng đá. Đến thời kì đồ đá mới cách đây 10.000 năm, những người thợ săn cổ đại đã chạm trổ và vẽ lên đá; đến bây giờ các bức vẽ này vẫn được tìm thấy xung quanh vùng.
Và rồi, khí hậu thay đổi, biến khu vực này thành một vùng sa mạc. Vùng Téréné dần trở nên khan hiếm cây cỏ, lượng mưa trung bình hàng năm chỉ đạt cao nhất là 2,5cm, và nước trở nên khan hiếm, thậm chí là cả nước ngầm. Vào khoảng đầu thế kỉ 20, một bụi cây keo, hoa màu vàng và có gai, là giống cây duy nhất còn sót lại của vùng đất đầy thăng trầm này. Tuy nhiên, theo thời gian, bụi cây keo này cũng lụy tàn, còn lại duy nhất một cây sống sót trong vòng bán kính 400km.
"Phải tận mắt chứng kiến mới tin được rằng cái cây này thực sự tồn tại. Bí mật của nó là gì đây? Làm thế nào mà nó vẫn có thể sống sót như vậy khi vô số lạc đà đã dẫm đạp lên thân nó? Tại sao mà không có một con lạc đà lạc lối nào ăn lá hay gai của nó? Và lí do duy nhất để giải thích cho việc rất nhiều đoàn xe chở muối qua sa mạc Sahara (Azalai) không hề dùng một cành cây nào để nhóm lửa pha trà, đó là vì họ xem cây keo này như là một điều cấm kị.
Hẳn phải có điều gì mê tính ở đây, chỉ thị của bộ tộc luôn được tôn trọng. Mỗi năm, Azalai đều tập trung quanh cây keo này trước khi băng qua vùng Téréné. Nó đã trở thành ngọn hải đăng – cột mốc đầu tiên hoặc cuối cùng cho những đoàn Azalai để rời Agadez (thành phố lớn ở miền Bắc Nigeria) đến Bilma (một thị trấn ốc đảo ở đông bắc Nigeria), hoặc quay trở về."
Ảnh cây keo ở Téréné qua các thời kì:
Năm 1939
Năm 1961
Năm 1967
Năm 1970
Năm 1973 khi nó bị đâm gãy
Ảnh cây keo Téréné trên tem phong bì (năm 1974)
Cây keo được đưa vào viện bảo tàng quốc gia Nigeria
sau khi bị đâm gãy
Vị trí cây keo hiện nay được thay bằng một cây kim loại
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
Khách sạn làm bằng muối duy nhất trên thế giới không ngại nắng mưa nhưng không thể chấp nhận hành vi này của du khách
Bộ lạc nguyên thủy bậc nhất thế giới: Chuyên ăn thịt khỉ, ngón chân chỉ có 1 đốt
Dọn đồ đạc của ông nội và đào ra chiếc 'thớt cổ' hàng trăm năm tuổi, sau khi được chuyên gia thẩm định, chàng trai trở nên giàu có chỉ sau một đêm