Chuyên gia dùng AI tái hiện tướng mạo Tần Thủy Hoàng: Kết quả khiến hậu thế 'chưng hửng'
Dốc lòng bồi dưỡng cho 2 nhân vật này, Gia Cát Lượng chết đi rồi vẫn gián tiếp đẩy Thục Hán vào cảnh diệt vong / Loài động vật nào có xương sống nhỏ nhất thế giới?
Năm 1950, nhà khảo cổ học người Nga M.M. Gerasimov (1907- 1970) đã cho xuất bản nghiên cứu nổi tiếng "Nguyên lý tái tạo khuôn mặt từ hộp sọ".
Kết quả nghiên cứu đã tạo nên một "cơn địa chấn toàn cầu" khi giúp khôi phục thành công khuôn mặt con người từ thời cổ đại chỉ từ mẫu hộp sọ được khai quật. Sự xuất hiện của công nghệ phục hồi hộp sọ này đã giúp cho hậu thế biết được tổ tiên từ ngàn năm trước của chúng ta có dung mạo như thế nào!
Với sự phát triển của công nghệ máy tính hiện đại ngày nay, công nghệ tái tạo hộp sọ đã phát triển lên thành nhận dạng sọ mặt 3 chiều. Tuy hình dáng gương mặt mỗi người sẽ khác nhau do người gầy gò, người mập mạp nhưng dù có thay đổi như thế nào thì đặc điểm hình dáng hộp sọ vẫn giữ nguyên.
Vậy đã bao giờ bạn tò mò diện mạo của Tần Thủy Hoàng (259 TCN- 210TCN) - Vị hoàng đế nổi tiếng trong Lịch sử Trung Hoa, sẽ như thế nào chưa?
Tần Thủy Hoàng, tên huý là Chính, họ Doanh, là vị vua thứ 36 của nước Tần, con trai của Tần Trang Tương vương (281 TCN - 247 TCN).
Năm 247 TCN Tần Trang Tương vương qua đời, Doanh Chính khi đó mới 13 tuổi đã bước lên vương tọa. Tuy nhiên, quyền lực triều đình khi đó lại hoàn toàn nằm trong tay Lã Bất Vi. Đến năm 21 tuổi Doanh Chính mới thực sự nắm được quyền lực bằng việc loại bỏ Lao Ái và lưu đày Lã Bất Vi.
Trong thời gian cai trị của mình, Tần Thủy Hoàng đã trọng dụng những nhân vật kiệt xuất thời đó như Lý Tư, Vương Tiễn... Dưới sự cải cách của Tần Thủy Hoàng, nước Tần nhanh chóng trở nên hùng mạnh hơn.
Năm 221 TCN, Doanh Chính phát động tấn công sáu nước chư hầu, thống nhất Trung Hoa. Ông tự tạo ra danh hiệu "Hoàng đế", xưng là "trẫm" và tạo nên một chế độ quân chủ phong kiến rực rỡ trong hơn 2.000 năm.
Mỗi người đều sẽ có quan điểm của riêng mình về Tần Thủy Hoàng: Có người cho rằng ông là "Thiên cổ nhất đế" - Hoàng đế vĩ đại nhất mọi thời đại, cũng có người cho rằng ông chỉ là tên bạo chúa "đốt sách, chôn Nho".
Hình ảnh Tần Thủy Hoàng trong phim ảnh xưa nay cũng thay đổi qua lại giữa hai hình tượng này. Có rất nhiều diễn viên đã từng thủ vai Tần Thủy Hoàng, nhưng qua ngần ấy năm, vẫn chưa ai có thể thực sự khiến hình tượng Thủy Hoàng đế đi vào lòng khán giả.
Tần Thủy Hoàng trên màn ảnh. Ảnh: Internet
Vậy diễn viên đóng vai Tần Thủy Hoàng cần có những đặc điểm gì?
Dung mạo của vị "Thiên cổ nhất đế" này đã được ghi lại trong "Sử ký Tần Thủy Hoàng" như sau: Vua Tần mũi cao, mắt mỏng và dài, xương ức gồ lên như ức gà, giọng nói hung dữ.
Từ đó, nhà sử học Quách Mạt Nhược (1892-1978) cho rằng Tần Thủy Hoàng không chỉ xấu xí mà còn bị còi xương.
Cuốn "Bách khoa Thái Bình" cũng có một số ghi chép về Tần Thủy Hoàng như sau: Tần Thủy Hoàng Doanh Chính, miệng hổ, trán vuông, mắt to, cao tám thước sáu tấc, thân rộng bảy thước.
Theo thước đo thời Tần lúc bấy giờ 1 thước = 23,1cm thì Tần Thủy Hoàng cao tới 1,98 mét, số liệu từ Sohu. Cùng với đó, "miệng hổ" và "đôi mắt to" cũng là những đặc điểm quen thuộc được gán cho tất cả các vị hoàng đế.
Hầu hết các nhà sử học đều cho rằng Tần Thủy Hoàng là một người đàn ông uy nghi, mạnh mẽ và quyền lực. Tuy nhiên điều này sẽ chỉ có thể được chứng minh khi mộ của Tần Thủy Hoàng thật sự được khai quật.
Dung mạo Tần Thủy Hoàng được tái hiện. Nguồn: Sohu.com
Mặc dù lăng mộ của Tần Thủy Hoàng vẫn chưa được khai quật nhưng các chuyên gia đã nghiên cứu các ngôi mộ được chôn cùng xung quanh. Trong số đó có một ngôi mộ được cho là mộ con trai của Tần Thủy Hoàng đã được khai quật trước đó.
Chúng ta đều biết rằng gen ngoại hình có thể được di truyền. Ngay cả khi không thể thực sự được phục hồi được khuôn mặt Tần Thủy Hoàng, chúng ta vẫn có thể đoán được các đặc điểm nhận dạng chung.
Các chuyên gia đã sử dụng công nghệ AI để khôi phục lại những bộ xương đã khai quật, từ bức hình thu được, có vẻ như Tần Thủy Hoàng không phải là... một mỹ nam. Tuy nhiên, ông cũng không phải là một bệnh nhân còi xương như được miêu tả trong "Sử ký Tần Thủy Hoàng".
Kết quả thực tế cho thấy gương mặt của Tần Thủy Hoàng không mấy ưa nhìn. Cư dân mạng Trung Quốc thì cho rằng, khi nhìn trong một thời gian dài, gương mặt này dễ khiến người ta cảm thấy không thoải mái.
Nếu cộng thêm chiều cao 1,98 mét của ông, Tần Thủy Hoàng chắc chắn sẽ khiến người đối diện cảm giác "không giận mà tự uy", nhìn qua đã thấy sợ hãi.
Lưu Bang và Tào Tháo. Nguồn: Sohu.com
Nhiều vị quân vương khác cũng đã từng được sử dụng công nghệ này để tái hiện dung mạo. Trong đó, tướng mạo của Lưu Bang, hoàng đế khai quốc của nhà Hán: Khuôn mặt dài, có râu quai nón rất đẹp. Tào Tháo trong "Tam Quốc Chí": Cao hơn bảy thước, lông mày đen và rậm, khuôn mặt trắng trẻo, râu dài.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Tại sao trái đất nặng 60 nghìn tỷ tấn lại có thể lơ lửng trong không gian mà không rơi?
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo