Không phải Gia Cát Lượng, đây mới là mưu sĩ Thục Hán khiến Tào Tháo e ngại nhất
Tam Quốc: Trong lòng Tào Tháo chỉ 3 vị tướng có thể sánh với Quan Vũ / Nhờ hành động khôn ngoan này, Tào Tháo đã giúp Tào Ngụy trở nên hùng mạnh nhất trong 3 nước Tam Quốc
Thời gian như nước sống cuồn cuồn chảy đi, một đi không bao giờ trở lại, cuốn trôi tất cả vào dĩ vãng, anh hùng hào kiệt một thời rồi cũng lùi vào quá khứ theo dòng chảy của lịch sử.
Những người hiểu rõ về thời kỳ Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa đều biết rằng: Tào Tháo, gian hùng nổi tiếng nhất trong thời kỳ này luôn "mượn danh nghĩa của thiên tử để phát lệnh chinh phạt thiên hạ". Người đời sau đánh giá Tào Tháo là "anh hùng trong thời loạn, thần tử có tài trong thời thái bình thịnh thế".
Con người Tào Tháo tuy có dã tâm cực kỳ lớn, nhưng từ đầu đến cuối ông không hề cướp ngôi xưng đế. Nếu như có cơ hội hỏi Tào Tháo rằng: Lẽ nào ngài không muốn tự mình đăng cơ làm một Hoàng đế ư? Câu trả lời mà chúng ta nhận được chắc chắn là "không"!
Nhìn những anh trong hùng thiên hạ qua các triều đại, ai mà không muốn làm hoàng đế? Hơn nữa, ông còn là Tào Tháo dưới một người trên vạn người! Với tình hình lúc đó, có rất nhiều cơ hội bày ra trước mắt nhưng tạo sao Tào Tháo lại không xưng đế?
Mưu sĩ dưới trướng Lưu Bị khiến Tào Tháo phải e dè là ai?
Theo phân tích của trang Sohu (Trung Quốc), lý do khiến Tào Tháo không xưng đế là vì ông sợ một người, người này là một mưu sĩ còn gian xảo hơn Tư Mã Ý, Tào Tháo không dám giao chiến chính diện với người này. Thậm chí ngay cả Gia Cát Lượng - người đã có công lớn trong việc giúp Lưu Bị lập nên chính quyền Thục Hán đôi khi cũng phải nhường nhịn người này.
Người này chính là Pháp Chính, là nhân tài khiến Tào Tháo e ngại bên chính quyền Thục Hán, người đã lập mưu giết chết Hạ Hầu Uyên nhưng đồng thời cũng là người mà ngay cả khi nằm mơ Tào Tháo cũng muốn có được.
Pháp Chính, tự Hiếu Trực. Năm đó ông đã khuyên Lưu Bị đưa quân vào Thục và cuối cùng tạo nên đại nghiệp. Lưu Bị có thể giành được vùng đất Xuyên Thục, ngoài sự trợ giúp đắc lực của Gia Cát Lượng ra thì Pháp Chính xứng đáng là người được liệt vào danh sách những người có công đầu.
Năm 219 Sau Công Nguyên, đôi tuyệt đại song hùng là Tào Tháo và Lưu Bị đã giao chiến với nhau ở Hán Trung. Sử sách ghi rằng: Trận chiến Hán Trung là trận chiến giữa hai phái Tào - Lưu, thanh thế và quy mô của cuộc chiến lần này đều là lớn nhất.
Trận chiến này rơi vào trạng thái giằng co rất nhanh. Vào lúc mấu chốt hai bên đang điều binh khiển tướng giằng co, giày vò lẫn nhau thì chính Pháp Chính đã nghĩ ra một kỳ mưu cho Lưu Bị.
Vào thời điểm đó, Lưu Bị dẫn quân vượt qua Dương Bình quan, giằng co chính diện với đại đội quân của Hạ Hầu Uyên. Lưu Bị đã ra tay trước, sử dụng chiến thuật tấn công bọc đánh vu hồi vào quân Tào do Trương Cáp chỉ huy vào ban đêm, lực lượng này có tới mười vạn lính. Mặc dù số lượng rất đông nhưng Trương Cáp là chiến tướng tài giỏi hàng đầu, cho nên kế hoạch tấn công ban đêm lần này của Lưu Bị không thành công.
Đồng thời vào lúc này, chủ soái của đối phương là Hạ Hầu Uyên đã chia quân và đem hơn nửa số quân vội vàng đến chi viện cho Trương Cáp, và cũng mượn cơ hội đó để tăng độ dày phòng thủ ở phía đông.
Trước tình huống này, Pháp Chính nhanh chóng đổi chiến lược. Hơn nữa ông còn đề xuất: Quân đội của chúng ta đang cưỡi ngựa dưới khe núi, nên dùng phương pháp đốt lửa bao vây để khiêu khích Hạ Hầu Uyên.
Đồng thời có thể nhân lúc Hạ Hầu Uyên phải kiêm cả chức đội trưởng dập lửa, phái Hoàng lão tướng quân Hoàng Trung là một người có tuổi cao chí cao dốc toàn lực xuất kích, bắt giữ Hạ Hầu Uyên, từ đó đạt được mục tiêu quét sạch những chướng ngại vật tấn công ở phía chính diện.
Lưu Bị nghe và dùng mưu kế của Pháp Chính, quả nhiên tất cả đều diễn ra hệt như những gì mà Pháp Chính dự liệu, Hạ Hầu Uyên trúng kế và chết dưới đao của Hoàng Trung.
Kết quả này trực tiếp dẫn đến việc quân Tào lui binh, trước khi rút lui, ông nói với các tướng: "Ta vốn không tin là Lưu Bị có tài cán tới như thế. Nhưng bên cạnh y hiện đã có người tài (chỉ Pháp Chính)..Cũng vì thất bại trong trận chiến lần này mà Tào Tháo sinh bệnh nhiều năm rồi mất.
Tào Tháo từng đánh giá về Pháp Chính như thế này: "Ta có được anh hùng của cả thiên hạ, chỉ duy nhất Pháp Chính là ta không có được!" Chỉ với câu nói này, chúng ta có thể thấy được vị trí của Pháp Chính trong lòng Tào Tháo, ít nhất vị trí đó đã không thấp hơn vị trí của Quách Gia trong lòng người đứng đầu tập đoàn Tào Ngụy.
Sau khi Lưu Bị giành được Ích Châu, Pháp Chính liền phụ trách chủ nội. Pháp Chính mất vì bệnh vào năm 220 sau Công Nguyên, vì thế mà khiến Lưu Bị vô cùng thương cảm, từng than khóc nhiều ngày không thôi!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
CLIP: Cảnh tượng kinh ngạc, cóc thoát chết ngoạn mục từ bụng rắn hổ mang
CLIP: Ngựa vằn bỏ mạng khi chạm trán bầy cá sấu hung dữ trong cuộc vượt sông
CLIP: Nai sừng tấm dũng cảm chiến đấu bảo vệ con trước bầy sói, kết thúc đầy cảm động