Khám phá

Chuyện lạ: Cặp giun bị đóng băng 42.000 năm vẫn tiếp tục sống bình thường

Một cặp giun được tìm thấy trong lớp băng được đóng băng từ Thế Canh Tân, giờ đây vẫn ngọ nguậy và đi tìm thức ăn một cách bình thường.

Chuyện lạ: Dê con hai đầu tại Mỹ / Chuyện lạ: Cặp sinh đôi được sinh cách nhau 11 tuần

Những loài vật đã sinh sống vào hàng ngàn năm trước và được bảo quản tốt trong băng giá không phải là chuyện lạ, chúng thường được tìm thấy ở Siberia. Thí dụ những con voi ma mút, tê giác lông mượt, sư tử hang, được tìm thấy với phần xác vẫn còn nguyên vẹn do được đông cứng trong băng.

Tuy nhiên khi được rã băng, chúng không tiếp tục sống mà đã chết từ rất lâu trước đó. Nhưng các nhà khoa học vừa phát hiện một cặp giun tròn cổ đại, sau khi được rã khỏi băng lạnh, chúng liền nhúc nhích và bò đi trên mặt đất. Đây là một phát hiện bất ngờ, hai con giun bị băng giá đông cứng suốt hàng chục ngàn năm vẫn có thể sống sót.

Chuyện lạ: Cặp giun bị đóng băng 42.000 năm vẫn tiếp tục sống bình thường - 1

Sau khi bị đóng băng suốt 42.000 năm, hai con giun này vẫn ngọ nguậy và đi tìm thức ăn như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Ảnh: East2West.

“Sau khi được rã băng, hai con giun bắt đầu có dấu hiệu của sự sống. Chúng ngọ nguậy và đi tìm thức ăn. Khó có thể tưởng tượng được chúng đã đói như thế nào khi không được ăn uống từ Thế Canh Tân cho đến nay,” báo cáo khoa học được đăng tải trên Siberian Times, cho biết.

Các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Lý Hóa Sinh ở thủ đô Moskva của Nga đã kiểm tra thêm ở lớp băng vĩnh cửu đã chứa hai con giun kia. Trong lớp băng này, các nhà nghiên cứu tìm được khoảng 300 con sâu khác nữa nhưng chỉ 2 trong số chúng là tiếp tục sống.

Một trong hai con giun này đã có tuổi thọ 32.000 năm, con còn lại đã sống được đến 42.000 năm. Độ tuổi được xác định vào lớp băng chứa chúng. Nhờ phát hiện đầy bất ngờ, cặp giun này trở thành những sinh vật sống lâu nhất trên Trái Đất từ trước đến nay. Chưa một sinh vật nào sống được hơn hàng chục thiên niên kỷ như vậy.

Chuyện lạ: Cặp giun bị đóng băng 42.000 năm vẫn tiếp tục sống bình thường - 2

Hai con giun cổ đại hiện đang được nuôi sống trong môi trường nhân tạo với mức nhiệt độ vào khoảng 20 độ C. Ảnh: East2West.

 

Trước khi được tìm thấy, có lẽ chúng đã nằm dưới chân một con voi ma mút khổng lồ rồi bị dìm vào lớp băng mà bị đông đá. “Rõ ràng loài giun ở Thế Canh Tân có cơ chế thích ứng với cuộc sống khắc nghiệt. Phát hiện này rất quan trọng đối với các ngành khảo cổ học, sinh học cổ đại và sinh học vũ trụ, giúp các nhà khoa học tìm hiểu được cơ chế giúp cơ thể đóng băng nhưng vẫn không bị chết,” báo cáo cho biết.

Đây là lần đầu tiên một dạng sinh vật đa bào được tìm thấy có thể sống sót trong băng giá qua một thời gian dài như vậy, phần lớn cơ thể sẽ chết khi bị đóng băng quá lâu do các bộ phận không hoạt động.

Trong thời gian qua, băng tan ở rất nhiều nơi trên thế giới do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, có lẽ đã có rất nhiều cá thể sinh vật khác như cặp giun này được rã đông rồi tiếp tục sinh sống mà chúng ta không hay biết.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm