Chuyện nàng 'chim én' Triệu Phi Yến
Chuyện về tuyệt sắc giai nhân nhà Hán: 15 tuổi được Hoàng đế sủng ái, 24 tuổi trở thành Thái hậu nắm quyền lực tối cao suốt 16 năm sau đó / Vén màn nghi án lớn nhất nhì Tam Quốc: Lưu Bị liệu có thực sự thuộc dòng dõi hoàng tộc nhà Hán?
Nàng sinh khoảng năm 46 TCN vốn tên là Nghi Chủ (chỉ từ khi vào cung Dương A công chúa mới lấy tên Phi Yến). Lúc đó, quê hương nàng cũng giống nhiều làng quê khác nhiều lúc bị bão lụt, bệnh dịch tràn qua.
Nàng và cô em gái Triệu Hợp Đức sớm mồ côi cha mẹ, được bà con bên ngoại nuôi đến 13 - 14 tuổi thì chẳng còn ai chu cấp nữa, phải lưu lạc lên kinh đô Trường An kiếm sống bằng nghề đan dép.
Tuy nghèo khó, nhưng hai chị em thương nhau vô cùng. Có hôm không bán được dép, chẳng có tiền, đói bụng, may nhờ bác bán khoai nướng cho một củ, hai chị em nhường nhau mãi sau mới chịu mỗi người ăn một chút cho đỡ đói.
Khó khăn, đói khát không cản được hai chị em càng lớn càng xinh, đặc biệt Phi Yến rất có khiếu hát, múa. Một hôm Phi Yến mang dép đi bán cả ngày chẳng ai mua, trời về chiều, gió thu thổi mạnh, nàng buồn, lo lắm.
Chợt một người có khuôn mặt quen quen xuất hiện (anh ta đã để ý, trông thấy nàng vài lần; còn nàng thì chỉ ngờ ngợ có nhìn thấy thoáng qua). Anh ta đề nghị: Tôi muốn mua tất cả chỗ dép này được không? Phi Yến hỏi thật thà: Anh làm sao đi hết chỗ dép này? Nhưng chàng trai - xưng tên là Phương Tiểu Xuân - vẫn cứ mua hết chỗ dép.
Hai người lúc đó mới có dịp nhìn kỹ nhau. Tiểu Xuân chừng 23 tuổi, còn Phi Yến mới 16 tuổi. Tiểu Xuân lông mày rậm, mặt hơi dài, giọng nói quả quyết, ăn mặc ra dáng là con nhà võ, là quân thị vệ bảo vệ kinh thành. Phi Yến dáng người thon thả, má đỏ bồ quân, môi luôn hé cười duyên, mắt thỉnh thoảng liếc nhanh.
Với tuổi 16 thì vẻ đẹp hiển hiện đã gần đầy đủ, duy có nhân trung nhỏ mà nông, lại có nốt ruồi nhỏ ở đó nên những thầy thuốc thời đó nhìn thấy vẫn tiếc rằng số nàng sẽ giàu sang, nhưng hậu vận kém và hiếm con cái. Hai thân phận lúc đó còn nghèo hèn đã cảm thấy giữa họ là một tình yêu nồng thắm.
Nhưng được mấy hôm, để nịnh công chúa Dương A - em gái vua, Phú Bình Hầu Trương Phóng trong khi đi tìm tuyển thị nữ trẻ đẹp có năng khiếu ca múa để dâng công chúa đã phát hiện ra chị em Phi Yến nên mang về phủ.
Hán Thành Đế Hoàng hậuTriệu Phi Yếnđược mô tả trong tranh.
Trương Phóng cho ăn mặc đẹp, sửa sang đầu tóc, huấn luyện múa hát và chị em nhà Phi Yến, nhất là Phi Yến trội nhất. Khi đội nữ nhạc do Trương Phóng mang đến, công chúa sửng sốt, thích lắm, còn nói rằng nếu vua Thành Đế được xem có khi sẽ xin mất Phi Yến.
Bấy giờ Tiểu Xuân được bố trí theo hầu Trương Phóng, trong một lần tháp tùng Trương Phóng đến thăm công chúa, Tiểu Xuân gặp lại người cũ, khiến mối tình có dịp chắp nối.
Rồi họ cũng bí mật hẹn được nhau, gặp gỡ, Phi Yến sống trong vòng tay Tiểu Xuân được mấy lần. Rồi Tiểu Xuân nói: “Ta rất muốn lấy nàng, nhưng địa vị hiện tại không thể. Vì vậy, ta từ biệt nàng để xin ra trận lập công, khi được phong hầu sẽ quay về tìm nàng”. Nói xong, chàng trao ngọc bội gia truyền cho Phi Yến để làm tin.
Số phận thật trớ trêu. Ở nhà chờ người yêu được ít lâu thì Phi Yến gặp rắc rối. Hán Thành Đế đến thăm công chúa, khi xem múa hát đã bị Phi Yến hút hồn.
Hán Thành Đế trông thấy Phi Yến người xinh xắn thanh thoát, eo lưng nhỏ nhắn, da dẻ trắng mịn; đi đứng uyển chuyển, điệu như cô gái chú tâm nâng niu hoa trước mặt, khó có người bắt chước được; gương mặt đầy sức sống mơn mởn như cành lá mùa xuân; thân nhẹ nhàng, sinh động như én nhỏ, vua liền ngẩn ra.
Đôi mắt sáng trong như sương xuân sớm của Phi Yến vừa ngước lên thì gặp ánh nhìn si mê của Hán Thành Đế, vua bàng hoàng, rung động, cảm thấy toàn thân mình tràn ngập tình yêu nàng Phi Yến. Vua nuốt nước bọt cho miệng bớt khô rồi đề nghị công chúa dâng làm phi tần. Lệnh vua ban, công chúa và Trương Phóng vui vẻ tuân lệnh. Chỉ tội cho nàng Phi Yến tan nát trái tim mà không dám khóc.
Khi chỉ còn Trương Phóng và công chúa, Phi Yến quỳ xuống nói rõ tình thực rằng mình đã hứa hôn với Tiểu Xuân. Công chúa động lòng liền bảo Trương Phóng dò xem tình hình Tiểu Xuân ra sao rồi hãy định liệu.
Trương Phóng nói dối rằng Tiểu Xuân đã chết trận rồi tìm mọi cách an ủi Phi Yến. Cuối cùng, nàng đành vào cung và tiến dẫn luôn cả em Hợp Đức của mình. Hán Thành Đế vô cùng sủng ái hai chị em Phi Yến.
Còn hai chị em vì để tranh ngôi vị Hoàng hậu cũng có những lúc mâu thuẫn nhau. Hợp Đức dùng nhiều xạ hương xức lên người, uống nhiều dược liệu kích dục nên khi thầy thuốc cho biết khó có con đã không những không ngăn chị mình (mới tập dùng theo em ít lâu) mà cứ tiếp tục cung cấp thuốc, xạ hương cho Phi Yến để cả hai đều không có con.
Tháng 6 năm Vĩnh Trị nguyên niên (năm 16 trước CN), Phi Yến được phong Hoàng hậu, Hợp Đức được phong làm Chiêu Nghi Hoàng Phi. Tuy trở thành Hoàng hậu, song ít lâu sau, Triệu Hoàng hậu bị thất sủng, Thành Đế say mê em gái Chiêu Nghi của Hoàng hậu bội phần.
Nơi ở của Triệu Chiêu Nghi là Chiêu dương cung, cực kì xa hoa, lộng lẫy: Ngưỡng cửa được ghép đồng thau làm trang sức rồi mạ vàng; cầu thang lên điện chính được làm bằng bạch ngọc… và trên chiếc giường gỗ quý, chạm trổ tinh vi ở hậu cung, Thành Đế và Hợp Đức quấn quýt nhau suốt ngày đêm.
Năm 28 TCN, do lập nhiều chiến công Phương Tiểu Xuân được phong làm đô úy, tước hầu trở về kinh thành lĩnh công.
Gặp Trương Phóng, Tiểu Xuân hiểu rõ sự tình, ông vô cùng giận, nhưng chẳng có cách gì cưới được người yêu cũ. Sau này, biết Phi Yến bị Thành Đế bỏ rơi, Tiểu Xuân đóng vai thầy thuốc nên đã lọt vào cung tự tình với Phi Yến mấy lần.
Tuy có Hợp Đức nhưng một hôm chợt nhớ tới Phi Yến trong tiết xuân, Hán Thành Đế rảo bước đến cung Phi Yến, may thị nữ trung thành của Phi Yến hô to: Thánh thượng giá lâm. Phi Yến đang uống trà thơm với Tiểu Xuân nên có chút luống cuống, Tiểu Xuân nói: Đừng sợ, rồi ném luôn chén trà của mình và đĩa xuống gầm giường, và nhảy ngay tới núp sau tấm màn che cuối phòng.
Thành Đế hỏi sao Phi Yến uống trà một mình mà không buồn, Phi Yến thưa: Thiếp cô đơn lâu rồi cũng quen, nhưng hôm nay sáng mưa xuân, giờ trời hửng có đàn én bay kêu ríu rít, nên tâm trạng có chút ấm áp.
Thành Đế nhìn quanh rồi tự nhiên thấy nhức đầu nên ra về. Tiểu Xuân thấy mình suýt bị phát hiện thì lấy làm lo cho người tình, từ đấy hai người không dám gặp nhau nữa. Tuy nhiên, Thành Đế sau bữa ấy càng lạnh nhạt với Phi Yến mà tiếp tục sủng hạnh Hợp Đức bị Hợp Đức hoàn toàn lung lạc...
Năm thứ 7 TCN, Hán Thành Đế đột ngột băng hà, có sách chép ông mất khi đang ân ái với Hợp Đức lại uống đan dược quá liều. Mẹ Thành Đế là Vương Chính Quân truy bức Hợp Đức nên nàng tự sát.
Cháu trai của Thành Đế lúc trước được phong thái tử là Lưu Hân được triều đình đưa lên kế vị, hiệu là Hán Ai đế. Do Phi Yến có công phò tá Lưu Hân nên khi Hán Ai đế tại vị, bà được Ai đế bảo hộ, phong cho mấy người nhà bà tước hầu, khiến tông tộc bà thêm hiển vinh, nhưng điều đó lại làm cho Vương Chính Quân và tập đoàn ngoại thích họ Vương căm ghét Triệu Thị. Dần dà, cháu Vương Chính Quân là Tân đô hầu Vương Mãng nắm được triều chính.
Năm thứ 1 TCN, Hán Ai đế băng hà, con trai của Trung Sơn vương Lưu Hưng là Lưu Kỳ Tử kế vị, đế hiệu là Hán Bình đế. Sau cái chết của Bình đế, Vương Mãng lại tiếp tục trách cứTriệu Phi Yến, ra lệnh phế địa vị Triệu Phi Yến cùng 1 hoàng hậu họ Phó của Ai đế làm “Thứ nhân”.
Triệu Phi Yến và Phó thị đều bị bức tự vẫn. Như vậy đúng như lời các đại phu biết bốc thuốc và xem tướng, Phi Yến bị chết trong cô quạnh, không con cái, không có chồng bên cạnh, còn bạn tình một thuở Phương Tiểu Xuân thì rời bỏ chức tước, lang bạt kỳ hồ với nỗi hận tình sâu sắc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn