Khám phá

Khai quật lăng mộ vị hoàng đế cướp ngôi nhà Hán, chuyên gia ngỡ ngàng: Chủ mộ đã xuyên không?

Những món đồ bên trong lăng mộ Vương Mãng đã làm cho các chuyên gia khảo cổ đau đầu, phải chăng chủ mộ đã xuyên không từ thế giới hiện đại.

Lăng mộ bị kẻ trộm khoắng sạch vàng bạc, mất cả văn bia, chuyên gia thốt lên: Tờ giấy này mới là báu vật! / Đội khảo cổ khai quật lăng mộ Ngũ A Ca: Xác thực lời đồn trăm năm về nhân vật Hoàn Châu Cách Cách!

Vị hoàng đế cướp ngôi nhà Hán
Vương Mãng (45 TCN - 23) soán ngôi Hán là một điển cố rất nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa. Từ vai trò ngoại thích trong triều đình nhà Hán, Vương Mãng đã từng bước lên nắm những chức vụ cao nhất, thao túng việc triều chính và cuối cùng cướp ngôi nhà Hán, lập nên nhà Tân. Tuy nhiên chỉ sau 16 năm, triều đại nhà Tân mà ông sáng lập đã sụp đổ cùng cái chết của ông.

Ông nổi tiếng với những chính sách cải cách thay đổi toàn diện xã hội được các sử gia đánh giá là vô cùng tân tiến hiện đại, nhưng lại bị xã hội lúc bấy giờ không chấp nhận và tẩy chay.

Khai quật lăng mộ vị hoàng đế cướp ngôi nhà Hán, chuyên gia ngỡ ngàng: Chủ mộ đã xuyên không? - Ảnh 1.

Hoàng đế duy nhất nhà Tân – Vương Mãng. Hình ảnh: Sohu

Một trong những chính sách gây dấu ấn mà Vương Mãng thực hiện là quốc hữu hóa ruộng đất tức là đất đai thuộc quyền sở hữu của triều đình, cá nhân không được phép mua bán, phân phối lại ruộng đất, không có tá điền, trên nguyên tắc mỗi cặp vợ chồng được chia 100 mẫu.

Chính sách như vậy cực kỳ hiếm thấy trong lịch sử, thứ hai, việc Vương Mãng ra quyết sách bãi bỏ chế độ nô bộc và cấm buôn bán nô tì là độc nhất vô nhị. Ngoài ra, ông còn cải cách tiền tệ và thúc đẩy ý tưởng bình đẳng cho tất cả mọi người.

Những di vật đến từ "thời hiện đại"

Khi khai quật lăng mộ Vương Mãng, các chuyên gia khảo cổ đã không khỏi ngỡ ngàng khi tìm thấy những di vật lạ lùng như bước ra từ thế giới hiện đại:

1. Thước cặp cơ

 

Trong số các loại dụng cụ đo lường khác nhau, thước cặp cơ là một công cụ đo lường phổ biến có độ chính xác cao, nó là một dụng cụ được sử dụng để đo khoảng cách giữa hai mặt đối diện của một vật thể. Các đầu của thước kẹp được điều chỉnh để phù hợp với các điểm cần đo.

Thước cặp cơ bằng đồng là một công cụ đo được phát minh ở thời đại sau này nhưng không rõ vì sao lại xuất hiện trong lăng mộ 2.000 năm tuổi của Vương Mãng.

Khai quật lăng mộ vị hoàng đế cướp ngôi nhà Hán, chuyên gia ngỡ ngàng: Chủ mộ đã xuyên không? - Ảnh 3.

Thước cặp cơ được tìm thấy trong lăng mộ của Vương Mãng. Hình ảnh: 163.com

2. Những trang phục thời hiện đại

Trong lăng mộ của Vương Mãng có phát hiện một số bộ quần áo được cho là trang phục mà vợ ông mặc. Chúng rất giống với những chân váy ngắn thời hiện đại, trong khi thời cổ đại có quy định rất nghiêm ngặt về trang phục của phụ nữ, đặc biệt là Hán phục. Vì thế những bộ quần áo phụ nữ được tìm thấy trong lăng mộ của Vương Mãng được các chuyên gia nhận định rằng không thể xuất hiện vào thời điểm đó.

 

Khai quật lăng mộ vị hoàng đế cướp ngôi nhà Hán, chuyên gia ngỡ ngàng: Chủ mộ đã xuyên không? - Ảnh 4.

Chiếc váy hiện đại được tìm thấy trong lăng mộ của Vương Mãng. Hình ảnh: QQ

3. Chiếc gương đồng có khắc chữ

Trong lăng mộ của vị hoàng đế này, người ta còn tìm thấy một chiếc gương đồng, thoạt nhìn nó trông không khác gì mấy so với những chiếc gương bình thường, nhưng mặt sau lại khắc ba chữ "Phục Trung Quốc" khiến nhiều người đời sau phải kinh ngạc. Bởi lúc bấy giờ đất nước tỷ dân này chưa được gọi với cái tên là "Trung Quốc".

Bởi khi đó, họ đều tôn trọng vương triều và không hề có ý niệm gì về danh nghĩa Trung Quốc. Cái tên Trung Quốc chỉ được gọi rộng rãi sau khi thành lập Tân Trung Hoa.

Ở thời phong kiến, người ta dùng tên của triều đại để phân biệt những khoảng thời gian khác nhau. Từ "Trung Quốc" hoàn toàn không tồn tại. Vì vậy, việc chữ "Trung Quốc" xuất hiện trên gương đồng của Vương Mãng thực sự là một điều hết sức kỳ lạ.

 

Khai quật lăng mộ vị hoàng đế cướp ngôi nhà Hán, chuyên gia ngỡ ngàng: Chủ mộ đã xuyên không? - Ảnh 6.

Chiếc gương đồng với dòng chữ được khắc trên đó. Hình ảnh: QQ

Giải thích cho vấn đề này, nhiều chuyên gia sử học cho rằng "Trung Quốc" là cái tên do Vương Mãng chủ động đặt ra, chỉ là tình cờ nó trùng với tên quốc gia sau này. Còn khả năng người hiện đại xuyên không về quá khứ vẫn là một giả thuyết vô căn cứ mà ít người chấp nhận.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm