Chuyện người thất học thành Binh Bộ Thượng thư (Phần 2)
Những nơi nguy hiểm nhưng lại hấp dẫn khiến người người muốn khám phá / Cảnh sư tử 'mổ' bụng lợn rừng mẹ mang thai gây sốc
Tài cầm bút, giỏi cầm quân
Trong khoảng thời gian từ năm 1570 - 1583, quân nhà Mạc đã 13 lần tấn công vào Thanh Hoá - Nghệ An khiến nhiều nơi ruộng đồng bỏ hoang, nhân dân chịu cảnh đói khổ, dịch bệnh lan tràn, nhiều vùng nông thôn rơi vào cảnh đìu hiu, vắng vẻ. Trước tình hình đó, Đinh Bạt Tuỵ cùng Thái phó quốc công Nguyễn Cảnh Hoan (Trịnh Mô), Lại Quận công Phạm Công Tích, Lai Quốc Khanh, Lê Cập Đệ, Hoàng Đình Ái... ngày đêm bàn mưu tính kế diệt quân Mạc trên đất Thanh - Nghệ chuẩn bị cho việc tiến quân ra Bắc.
Thời gian đầu Đinh Bạt Tuỵ lo huy động tân binh, chỉnh đốn quân sĩ, chiêu tập số dân phiêu tán từ các nơi, động viên họ trở về quê cũ dựng lại nhà cửa, chăm lo sản xuất ổn định cuộc sống. Ông còn cho xây dựng các đồn binh để phòng thủ các cửa ải và lập kho trại, rèn đúc khí giới, tích trữ lương thực chuẩn bị cuộc đánh Mạc lâu dài. Đinh Bạt Tuỵ còn bày mưu tính kế giúp vua thảo văn từ giao tiếp với các tướng giặc và chính ông cũng ĐÍCH THÂN CẦM QUÂN RA TRẬN: "Cửa Hội Thống đại binh tiền tuyến. Đồn núi Roi, truông Hến xông pha".
Tháng 7 năm Bính Tý (1576), trong một trận giao chiến lớn với quân Mạc, tướng Trịnh Mô (Nguyễn Cảnh Hoan) bị giặc bắt, sau đó tướng Phan Công Tích cũng bị tử trận. Trong hoàn cảnh đó, Đinh Bạt Tuỵ không vì thế mà tỏ ra hoang mang lo sợ. Ông đã biến đau thương thành hành động, ông đã kêu gọi binh sĩ của mình hãy noi gương các tướng lĩnh đã dũng cảm hy sinh mà chiến đấu. Giải phóng đến đâu, Đinh Bạt Tuỵ giúp dân hàn gắn vết thương chiến tranh, sửa lại đường sá, cầu cống ổn định cuộc sống mới.
Triều đình xét thấy Đinh Bạt Tuỵ không chỉ là người giỏi chiến đấu bằng ngòi bút trên mặt trận ngoại giao mà còn là một người rất tài giỏi trong trực tiếp chỉ huy chiến đấu. Vì vậy, năm Quang Hưng thứ 8 (1588), triều đình thăng ông chức Binh Bộ Thượng thư.
Đền thờ Binh Bộ Thượng thư Đinh Bạt Tụy. |
Người anh hùng của đất Bùi Ngoã
Từ năm 1588, thế lực của nhà Mạc yếu dần không đủ sức mở các cuộc tấn công cướp phá vùng Thanh - Nghệ nữa mà chỉ lo đốc thúc quân sĩ bảo vệ thành Thăng Long và gây cơ sở ở một số châu bản miền núi phía Bắc như Cao Bằng phòng khi bị thất thủ. Trong lúc đó, quan quân nhà Lê - Trịnh thế lực ngày càng phát triển, lại được sự ủng hộ của nhân dân nên ra sức xây dựng cơ sở hậu phương ở Nghệ An - Thanh Hoá, Tân Bình - Thuận Hoá làm bàn đạp vững chắc tiến công ra giải phóng đất Bắc.
Đầu năm 1591, vua Lê Thế Tông cùng với Thiết chế Trịnh Tùng mở cuộc hành binh lớn đánh trận quyết định ở Đông Kinh bắt được Mạc Mậu Hợp, lấy lại kinh thành. Trong cuộc hành quân đó, Đinh Bạt Tuỵ được giao hộ giá, nhưng do nhiều năm tháng vất vả lo toan việc nước, Đinh Bạt Tuỵ lâm trọng bệnh. Các lương y trong quân ngũ ra sức cứu chữa, nhưng bệnh tình không suy giảm và ông đã tạ thế ngày 17/4/1590, hưởng thọ 74 tuổi.
Mặc dầu vừa mới trở lại kinh đô, công việc triều chính còn bề bộn, cuộc chiến với quân Mạc chưa kết thúc, nhưng nhà vua vẫn cho triều đình tổ chức đưa linh cữu Đinh Bạt Tuỵ về an táng tại quê nhà. Nhân dân làng Bùi Ngoã xã Bùi Khổng vô cùng thương tiếc ông và coi ông như một vị anh hùng của đất Bùi Ngoã. Một người từ mồ côi, thất học vươn lên thành một trí thức khoa bảng, một người hiểu biết sâu rộng không những về chính trị, quân sự, ngoại giao đối với nhà Lê mà cả về giao thông, thủy lợi, đắp đập khai mương trên mảnh đất quê nhà.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm
Người ngoài hành tinh đang cố gắng liên lạc với Trái Đất? Tín hiệu đã truyền đi 8 tỷ năm qua không gian là gì?