Chuyện tình bi thương của thủy tướng tài giỏi nhất lịch sử Việt Nam khiến đời sau không thôi thổn thức
CLIP: Top 10 loại động vật nhỏ bé đáng yêu nhất thế giới / CLIP: 'Ngỡ ngàng' với những sự thật trong rạp chiếu phim
Vị thủy tướng tài giỏi nhất Việt Nam
Yết Kiêu (1242-1301) tên thật Phạm Hữu Thế, xuất thân trong một gia đình chài lưới. Năm Hữu Thế lên 8 tuổi, cha ông lâm bệnh qua đời. Vì gia cảnh khó khăn, nên từ nhỏ Hữu Thế phải lăn lộn kiếm sống nơi sông nước.
Năm 15 tuổi, khi trời chỉ vừa tảng sáng, Phạm Hữu Thế ra sông gánh nước. Giữa sương mù giăng phủ, ông trông thấy hai con trâu trắng húc nhau, liền can ngăn. Hai con trâu buỗng nhiên biến mất, để hai chiếc lông trắng muốt. Cho đây là lông trâu thần, Hữu Thế liền nuốt vào bụng. Từ đó, thân thể ông trở nên cường tráng, đi trong nước như trên đất bằng.
Năm 1285, khi quân Nguyên xâm lược nước ta, Hữu Thế lập tức gia nhập thủy quân, phò tá vua Trần bảo vệ đất nước. Hưng Đạo Vương rất trọng dụng ông, đặt ông tên là Yết Kiêu - tên một loài kình ngư uy dũng.
Theo sử sách, có những đêm một mình Yết Kiếu trầm mình dưới nước, đục thủng và làm đắm hơn 20 thuyền địch. Một lần ông bị giặc bắt. Nhưng nhờ vào mưu trí tài cao hơn người, ông đã lợi dụng tiếng hạc kêu trong đêm để thoát khỏi sự truy sát của tướng giặc Phạm Nhan. Chính vì những chiến tích oai hùng đó, Yết Kiêu đã trở thành một trong những danh tướng lẫy lừng nhất dân tộc, là biểu tượng của thủy quân nước ta.
Chuyện tình bi thương dưới lớp bụi thời gian
Xưa kia, ven sông Bạch Đằng có một người con gái xinh đẹp tên Vân. Thân phụ của nàng Vân vốn là một tướng giỏi ở ẩn. Sau khi quân giặc xâm lấn đất nước, ông quay trở lại phò trợ Yết Kiêu đánh giặc. Trong thời gian ấy, Yết Kiêu có dịp gặp gỡ người con gái tài sắc vẹn toàn tên Vân.
Theo thời gian, họ đã phải lòng nhau. Giữa chiến trường khói lửa, lòng người loạn lạc, tình yêu của đôi trai gái nảy nở như một đóa hoa sen. Thanh tao, rực rỡ, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Nhưng lời yêu còn chưa kịp nói, đáng thương thay, trong một trận chiến đẫm máu, nàng Vân lao mình ra đỡ tên cho Yết Kiêu rồi chết trong vòng tay chàng.
Kể từ đó, trái tim của Yết Kiêu đã chết. Với tài năng, cốt cách của mình, Yết Kiêu đã được 2 nàng công chúa xinh đẹp đến dạm ngõ. Người đầu tiên là công chúa Đinh Lan. Nhưng Yết Kiêu một mực từ chối, ông thà chết chứ không chấp nhận. Trong lúc tức giận, Đinh Lan tấu xin chém đầu Yết Kiêu, nhưng vua Trần không thể đánh mất 1 viên tướng tài giỏi như vậy.
Người con gái thứ đem lòng mến mộ Yết Kiêu là công chúa Ngọc Hoa con vua Nguyên. Vua Nguyên biết chuyện có ý ép gả Ngọc Hoa cho Yết Kiêu, nhưng ông khéo léo từ chối. Vì quá nhớ nhung Yết Kiêu, Ngọc Hoa xin cha sang nước Nam tìm người. Triều đình nước ta lúc đó buộc phải đưa tin giả: Yết Kiêu đã tạ thế. Ngọc hoa hay tin, đau đớn muôn phần, để lại một câu từ biệt rồi gieo mình xuống sông: “Trên đời nếu không có chàng, thiếp sống còn ý nghĩa gì? Thiếp xin nguyện xuống dưới kia để gần chàng mãi mãi”.
Thời phong kiến, đàn ông 5 thê 7 thiếp là chuyện bình thường. Nhưng Yết Kiêu chỉ trao trọn tình cảm cho nàng Vân – một mối tình chưa kịp nở đã lụi tàn, cuối cùng bị vùi lấp dưới lớp bụi thời gian.
End of content
Không có tin nào tiếp theo