Chuyện về sủng phi sống qua 4 đời Hoàng đế nhà Thanh: Từ cung nữ thấp bé trở thành phi tần, sau bị giáng vị vì đùa giỡn với thái giám
Những kỳ quan thiên nhiên bí ẩn trên Trái Đất khiến giới khoa học 'đau đầu' / Phát hiện chưa từng có ở xác ướp 2.000 năm tuổi: Nội tạng bị loại bỏ nhưng trong miệng chứa thứ khiến nhà khảo cổ vô cùng phấn khích
Trong lịch sử hậu cung nhà Thanh có vô số phi tần bị giáng chức, nhưng những người bị giáng làm cung nữ thật sự rất hiếm hoi, một trong số đó là Mân Quý phi của Hoàng đế Hàm Phong. Tuy nhiên, sau khi giáng chức, Mân Quý phi lại có cơ hội trở mình, một lần nữa được phong phi, trở thành vị phi tần đặc biệt trong triều nhà Thanh.
Mân Quý phi Từ Giai thị vốn là nữ tử Chính Hoàng kỳ Bao y, thuộc Nội vụ phủ. Bà ra đời vào năm Đạo Quang thứ 18. Phụ thân là Thành Ý, ông chỉ là một Lãnh thôi nhỏ bé, gia thế vô cùng bình thường nếu không muốn nói là rất thấp bé.
Dù không có xuất thân tốt nhưng Từ Giai thị lại có dung mạo mỹ miều và chính nhờ dung mạo này đã thay đổi vận mệnh của bà. Căn cứ vào một số tài liệu, Từ Giai thị được sơ phong Mân Thường tại vào năm Hàm Phong thứ 3. Tuy nhiên, thời điểm này không phải là lúc diễn ra Bát kỳ tuyển tú, nên có thể suy ra Từ Giai thị chính là từ Quan nữ tử tấn phong lên Thường tại. Từ một xuất thân gần như "tay trắng", bà đã may mắn có được ân sủng của Hoàng đế.
Năm Hàm Phong thứ 4, Từ Giai thị tiếp tục được phong làm Mân Quý nhân. Sau khi trở thành Quý nhân, Từ Giai thị có chút tự mãn, nghĩ rằng mình đã có được địa vị nhất định trong hậu cung nên bắt đầu đắc chí.
Đến năm Hàm Phong thứ 5, không rõ vì lý do gì mà bà bị giáng xuống Thường tại. Chưa đến 1 tháng sau, lấy lý do Từ Giai thị thường hành hạ cung nữ và trêu chọc thái giám, Hoàng đế Hàm Phong một lần nữa giáng bà xuống làm Quan nữ tử.
Trong chiếu dụ ghi rõ, Từ Giai thị đã hành hạ cung nữ và thân mật với thái giám, cả 2 đều đã phạm đại kị trong hoàng cung. Có lẽ vì sự bất mãn khi bị giáng xuống Thường tại nên Từ Giai thị đã trút hết mọi bực tức lên các cung nữ xung quanh, phạm vào đại tội.
Chỉ trong vòng vài tháng mà Từ Giai thị từ địa vị chủ tử lại trở thành nô tài, trong lòng bà rất tủi nhục và khóc liên tục từ ngày này qua ngày khác. Bà biết rất rõ cơ hội có lại sự sủng ái của Hoàng đế một lần nữa là rất mong manh. Tuy nhiên, dù cơ hội nhỏ bé đến thế nào, Từ Giai thị cũng đã nắm bắt được.
Năm Hàm Phong thứ 6, Từ Giai thị được phục vị Thường tại. Năm Hàm Phong thứ 8, bà hạ sinh Hoàng nhị tử nhưng không may chết yểu. Để an ủi Từ Giai thị, Hoàng đế tấn phong bà thành Mân tần.
Năm Hàm Phong thứ 11, Hoàng đế Hàm Phong băng hà, Hoàng đế Đồng Trị nối ngôi. Cùng năm đó, Tân đế tôn bà làm Hoàng khảo Mân phi và truy phong cho Hoàng nhị tử đã chết yểu tước Mẫn quận vương.
Năm Đồng Trị thứ 13, Từ Giai thị được tấn tôn làm Hoàng khảo Mân Quý phi.
Năm Quang Tự thứ 16, Mân Quý phi qua đời ở tuổi 56.
Có thể thấy rõ, sau 2 lần giáng vị, Từ Giai thị đã trở nên khéo léo hơn mới có thể được phục vị, có lại ân sủng và hạ sinh Hoàng tử. Sau khi Hoàng đế Hàm Phong mất, bà vẫn sống yên ổn ở hậu cung đến thời Hoàng đế Quang Tự, thậm chí đạt được phi vị Quý phi. Đây thật sự là một chuyện rất hiếm trong thời nhà Thanh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà