Multimedia

CLIP: Bị đàn linh cẩu vây quanh, lửng mật vẫn dư sức làm kẻ thù bẽ mặt

DNVN - Dù nhỏ bé nhưng lửng mật chưa bao giờ dễ bị bắt nạt.

Vì sao ký ức trước 3 tuổi thường biến mất? Sự thật kỳ lạ về trí nhớ con người / Vì sao người hay quên lại bị gọi là 'não cá vàng'?

Ảnh cắt từ clip.

Ảnh cắt từ clip.

Linh cẩu (hay còn gọi là linh cẩu đốm) là loài động vật ăn thịt thuộc họ Hyaenidae, sinh sống chủ yếu tại các vùng đồng bằng và savan châu Phi. Tuy thường bị hiểu nhầm là loài chuyên ăn xác thối, trên thực tế, linh cẩu là những thợ săn cừ khôi, có tỷ lệ săn mồi thành công ngang ngửa – thậm chí vượt – sư tử trong nhiều trường hợp.

Với hàm răng cực khỏe, có thể nghiền nát cả xương, linh cẩu dễ dàng xơi tái mọi phần của con mồi. Chúng sống theo bầy đàn chặt chẽ, có cấu trúc xã hội nữ quyền rõ rệt – con cái thường to lớn và thống trị đàn. Nhờ chiến thuật tấn công theo nhóm, chúng có thể hạ gục những con mồi lớn như linh dương, ngựa vằn, thậm chí là cướp mồi từ tay sư tử nếu nắm được cơ hội.

Trái ngược với hình ảnh bầy đàn của linh cẩu, lửng mật (honey badger) là kẻ độc hành đơn độc, nhỏ bé hơn nhiều nhưng lại nổi tiếng toàn cầu nhờ tính khí cực kỳ hung hãn và gan dạ đến mức điên rồ.

Chỉ dài khoảng 60–70 cm, trọng lượng từ 8–14 kg, nhưng lửng mật sẵn sàng lao vào rắn hổ mang, báo hoa mai, linh cẩu, chó rừng, và thậm chí là con người nếu cảm thấy bị đe dọa. Với da dày, cổ linh hoạt, móng vuốt sắc nhọn và hàm răng chắc khỏe, nó có thể chống trả dữ dội và thoát khỏi nanh vuốt của những kẻ săn mồi lớn hơn gấp nhiều lần.

 

- Video: Bị đàn linh cẩu vây quanh, lửng mật vẫn dư sức làm kẻ thù bẽ mặt.


1
Bảo Ngọc (t/h)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm