Khám phá

Clip: Hết thời, một trong những thợ săn khét tiếng nhất vùng hoang mạc châu Phi cay đắng chịu cảnh bắt nạt bởi đàn linh cẩu hung dữ

Câu chuyện dưới đây là một bài học mà mẹ thiên nhiên dạy chúng ta. Ai rồi cũng phải già đi mà thôi...

Clip: Thợ săn gấu trắng Bắc Cực thi triển kỹ năng săn cá voi Beluga cực kỳ điệu nghệ / Clip: Hà mã đánh nhau "long trời lở đất" trong cuộc chiến sinh tồn, bảo vệ con cái

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thế giới tự nhiên là nơi chứng kiến từng ngày, từng giờ các cuộc cạnh tranh sinh tồn khốc liệt xảy ra. Nhất là ở những địa điểm được đánh giá có điều kiện thời tiết và khí hậu khắc nghiệt bậc nhất như sa mạc, để tồn tại, nhiều loài động vật đã tự tạo cho mình những cách tự vệ vô cùng độc đáo.

Sự tương tác giữa động vật ăn thịt hay động vật săn mồi và con mồi có ảnh hưởng đến quá trình tiến hóa của chính con mồi, nhất là những sinh vật nằm ở đáy của chuỗi thức ăn. Có thể được chia thành hai loại phòng vệ chính yếu là: bảo vệ hình thái cơ thể và hành vi (tập tính).

Báo hoa mai (leopard) là loài động vật săn mồi khét tiếng ở khu vực từ châu Phi cho đến châu Á. Mặc dù có kích thước khá khiêm tốn (dài khoảng 2 m đổ lại và nặng từ 30 - 90 kg khi trưởng thành) so với các loài mèo lớn khác trong họ, nhưng báo hoa mai lại được ông trời ban tặng cho sự nhanh nhẹn và khả năng leo trèo rất giỏi.

Một con báo ở độ tuổi sung sức có thể chạy hơn 60 km/h, nhảy vọt xa hơn 6 m theo chiều ngang và nhảy cao 3 m, có thể bổ nhào xuống con mồi từ trên cành cây và nó cũng có thể ẩn mình trong một lớp ngụy trang đáng kinh ngạc.

 

Theo thống kê, báo hoa mai là loài có tỷ lệ săn mồi thành công cao nhất trong số các anh chị em họ nhà mèo của nó.

Oai hùng là vậy, những bất cứ là sinh vật nào đều không thể thoát khỏi vòng luân hồi "sinh lão bệnh tử". Chỉ 4 chữ sinh lão bệnh tử nhưng có thể gói gọn cuộc đời của mỗi con người và vạn vật trên trái đất. Quan niệm này không hướng đến những điều tiêu cực như bệnh tật hay mất mát mà cho chúng ta thấy rằng, bất cứ ai cũng phải trải qua 4 giai đoạn chính của cuộc đời. Giống như con báo hoa mai trong câu chuyện dưới đây, dù có quá khứ vang dội đến thế nào, khi về già những hư danh đó đều tan biến và trở nên mong manh như bao loài động vật khác.

Chị Fransie Booysen trong chuyến đi đến Công viên Quốc gia Kruger đã vô tình chứng kiến những giây phút cuối cùng đầy cay đắng của một "bố già" báo hoa mai.

Clip nguồn: LatestSightings.

 

Buổi chiều hôm đó, Booysen đang lái xe lòng vòng để tham gia vào các hoạt động ngoài trời trong công viên thì bất ngờ bắt gặp hình ảnh một con báo hoa mai già gầy gò, thân thể chằng chịt những vết thương đang bị bao vây bởi một đàn linh cẩu hung dữ. Dễ dàng nhận ra "lão chiến binh" đang vướng vào phải một rắc rối rất lớn. Liên tục những đợt tấn công, cắn xé dữ dội được đàn linh cẩu giáng xuống người báo hoa mai. Nhưng, với kinh nghiệm trận mạc dày dạn, con báo không tỏ ra là một sinh vật dễ bị bắt nạt. Đã có thời điểm đàn linh cẩu phải nhún nhường và tạo không gian đủ để cho con báo chui vào một ống cống gần đấy.

Bản tính tham lam không dễ để bầy linh cẩu bỏ qua cơ hội "có một không hai" trước mắt. Cuối cùng, chúng cũng đã mò vào trong ống cống.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm