Độc lạ ngọn núi ‘phun’ ra vàng thật quanh năm, vàng mỗi ngày trị giá tới 162 triệu đồng nhưng không ai dám nhặt
Tại sao ngỗng chạy theo người và thậm chí tấn công? Ở đâu có ngỗng, rắn bỏ chạy, vì sao? / Một nơi trên thế giới, mà bạn có thể trực tiếp ra chợ chọn vợ và mang về nhà nếu yêu thích!
Interesting Engineering đưa tin các nhà nghiên cứu đã tìm thấy vàng xung quanh một ngọn núi lửa. Theo các nhà khoa học nghiên cứu, ngọn núi lửa này phun ra 80g vàng kết tinh và có giá trị khoảng 6500 USD (khoảng 162 triệu đồng). Ngọn núi lửa đặc biệt này có tên là Erebus và đang hoạt động tại châu nam Cực, nằm bên bờ biển phía đông của đảo Ross có độ cao 3794m trên mực nước biển.
Theo các nhà địa chất học, họ phát hiện ra rằng ngọn núi lửa này hoạt động suốt thời gian qua và phun ra vàng thật quanh năm suốt tháng. Nó bắt đầu hoạt động từ năm 1972 và nằm trong 138 núi lửa hoạt động tại Nam Cực. Ngọn núi Erebus là một trong hai ngọn núi lửa hoạt động trong vùng và phun bụi vàng mỗi ngày.
Họ cho rằng vàng này có thể có nguồn gốc từ đá núi lửa, các chuyên gia Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ, nhiệt độ cực cao khiến cho đá trong lòng đất bốc lên từ dưới núi lửa cùng với vàng, sau đó vàng được đưa lên bề mặt trước khi chúng kết tinh. "Erebus là một trong số ít núi lửa có hồ dung nham hoạt động liên tục bên trong miệng núi và phun khí 24/24. Nó phun ra nhiều hạt kim loại nhỏ, bao gồm vàng và nhiều loại khác nữa. Mỗi ngọn núi lửa có các phản ứng hóa học khác nhau và có một số ít núi lửa khác ngoài Erebus cũng phun ra (bụi) vàng." , Tamsin Mather - Nhà nghiên cứu núi lửa người Anh cho hay.
"Những trường hợp này thực sự khá hiếm vì nó đòi hỏi phải đáp ứng một số điều kiện rất cụ thể để đảm bảo bề mặt không bao giờ bị đóng băng", ông Conor Bacon – chuyên gia của Đài quan sát Trái đất Lamont-Doherty chia sẻ.
Vậy câu hỏi được đặt ra là vàng tự nhiên xuất hiện như vậy nó sẽ thuộc về ai? Câu trả lời vô cùng bất ngờ khi không một ai chạy đến ngọn núi này để nhặt vàng. Vàng tại núi lửa Erebus bay ra là bụi vàng, chúng rất nhẹ và bay đi rất xa. Mỗi hạt bụi vàng này chỉ cỡ 0,1 - 20 micromet trong khí gas và 60 micromet ở tuyết xung quanh. Chính vì thế mà nó cực kỳ khu thu thập và người bình thường hoàn toàn không có khả năng.
Thế nhưng đối với các nhà khoa học, họ không quan tâm quá nhiều vào việc núi lửa phun ra vàng. Điều họ quan tâm là núi lửa ở Nam Cực phun trào tiềm ẩn nhiều mối lo ngại bởi hầu hết những núi lửa này bị chôn vùi dưới những lớp băng khác nhau. Khi ngọn núi lửa phun trào nó sẽ làm tỏa nhiệt khiến các lớp băng tan dần, tạo ra lượng nước đáng kể kéo theo đó là những mối tiềm ẩn nguy hiểm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'