Clip: Khi hai "băng đảng" linh cẩu xung đột
Loại khỉ đột cao gần 2m nhưng ‘của quý’ chỉ dài 2,8 cm? Lý do mới khiến nhiều người bật ngửa! / Clip: Voi giẫm chết cá sấu vì một lý do đặc biệt
Xuyên suốt lịch sử loài người, đã có rất nhiều cuộc chiến đấu, xung đột ác liệt nổ ra liên quan đến vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Có những cuộc xung đột bắt đầu từ nhiều thập kỷ trước nhưng kéo dài đến tận bây giờ mà vẫn chưa kết thúc.
Bản năng bảo vệ lãnh thổ không chỉ có ở những loài động vật bậc cao, thông minh như loài người mà nó hiện hữu ở trong hầu hết tất cả các loài động vật.
Đây là tập tính bẩm sinh, đặc trưng ở động vật để đánh dấu lãnh thổ của mình nhằm chống lại sự xâm lấn đến từ các cá thể cùng loài hoặc các loài khác nhau.
Trong thế giới của các loài động vật hoang dã, có thể nói, sự cạnh tranh về lãnh thổ là một trong những trận chiến đấu khốc liệt nhất với kết quả hoặc là chiến thắng hoặc là "nằm xuống".
Linh cẩu, loài động vật nổi tiếng là máu lạnh, tàn nhẫn nhất khi xảy ra tranh chấp, không cần phải đối đầu với những kẻ ngoại bang, mà ngay trong chính đồng loại của mình, cũng sẽ là những trận chiến tàn độc, không khoan nhượng.
Chúng là loài động vật ăn thịt tương đối phổ biến ở châu Phi, góp phần quan trọng để giúp cân bằng hệ sinh thái nơi đây. Mang cho mình ngoại hình gớm ghiếc, máu lạnh, tàn nhẫn đến độ có thể ăn thịt chính con non của mình nên không khó để hiểu tại sao linh cẩu nằm trong nhóm những loài động vật bị ghét bỏ nhất trên trái đất.
Đối với nhiều người, linh cẩu là một trong những loài động vật phù thủy cuối cùng, có sức mạnh của ma quỷ và các thế lực bóng tối hắc ám. Thậm chí, một số nền văn hóa châu Phi còn tin rằng phù thủy có thể biến thành những con linh cẩu để đi làm hại người khác.
Thời Trung cổ, nhiều người còn đồn đại về câu chuyện loài linh cẩu chuyên đi đào mộ và ăn xác của những người đã mất.
Mang nhiều tiếng xấu là thế, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận thực tế là linh cẩu cũng giống như nhiều loài động vật ăn thịt khác, cũng cần phải bổ sung lượng thức ăn đầy đủ thì mới có thể sinh tồn được ở trong môi trường tự nhiên hoang dã đầy khắc nghiệt.
Mặc dù phương thức kiếm ăn của linh cẩu không được "quang minh chính đại" cho lắm, nhưng nếu so về độ hiệu quả thì ít loài động vật nào có thể sánh bằng.
Tại châu Phi, linh cẩu đốm chỉ đứng sau sư tử (khi chúng đơn độc chạm trán nhau) về sức mạnh. Thậm chí đôi khi linh cẩu còn “bắt nạt” sư tử, khi chúng áp đảo về số lượng.
Ngoài ra, còn một loài động vật khác cũng săn mồi theo bầy, dựa vào ưu thế số đông để áp đảo con mồi, thậm chí còn có tỷ lệ thành công cao hơn linh cẩu, đó là chó hoang.
Vũ khí chính của linh cẩu khi săn mồi là bộ hàm to và răng sắc nhọn. Một khi bị cơn đói hành hạ, linh cẩu sẽ không ngại tấn công, ăn thịt bất cứ thứ gì ở trước mắt, kể cả chính đồng loại của mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chân dung 3 vị tiên 'chống lưng' cho Tôn Ngộ Không: Có người là 'mẹ' của Tề Thiên Đại Thánh
Chân dung yêu quái mạnh nhất Tây Du Ký 1986: Tôn Ngộ Không đánh không lại, Bồ Tát bối rối khi đối diện
Tại sao người Châu Phi thà chết đói cũng không làm ruộng, thà chết khát cũng không đào giếng? Đây là lý do
Cách đánh ghen của hoàng hậu Nam Phương khiến vũ nữ phải nhớ suốt đời
Hoàng Đế thọ hơn 100 tuổi, được xem là thủy tổ của người Hán, có biệt tài triệu hồi rồng là ai?
Hé lộ khuôn mặt của hoàng đế Trung Quốc từ 1.500 năm trước
Ảnh minh họa.