CLIP: Làm đủ trò, tìm đủ cách, Vua sư tử vẫn đành phải "bó tay" trước loài động vật lì lợm nhất thế giới động vật
CLIP: Sư tử đực thể hiện uy quyền, đánh đuổi ‘quân đoàn’ linh cẩu để cướp lại bữa ăn cho ‘dàn hậu cung’ / CLIP: Đoàn quân trâu rừng ác chiến giành sự sống trước bầy sư tử
Ảnh minh họa.
Hầu hết con người chúng ta thường có cái nhìn phiến diện về thế giới tự nhiên. Những bộ phim hoạt hình, các tác phẩm truyện tranh được tiếp xúc từ bé đã vô tình khiến chúng ta có ấn tượng về một thế giới tự nhiên ngập tràn sắc hồng với những con vật dễ thương, hiền lành, sinh sống chan hòa với nhau. Nhưng, thực tế trái ngược hoàn toàn.
Trong thế giới tự nhiên hoang dã, các loài động vật dành phần lớn thời gian để đi tìm thức ăn, một hoạt động cần rất nhiều sự hiếu chiến. Vì thế, chúng cố gắng để không bị ăn thịt và chiến đấu để thống trị những con cùng loài. Và bạo lực là điều thường xuyên xảy ra.
Một cuộc chiến sinh tồn không chỉ đơn thuần kéo dài trong vài phút hoặc vài giờ, mà nó là sự tranh đấu bền bỉ của muôn loài kể từ khi được sinh ra cho đến lúc ngừng hơi thở cuối cùng.
Chỉ loài động vật đủ mạnh mẽ, dẻo dai, tàn nhẫn mới có thể đứng vững trong cuộc chiến dài bất tận này.
Thông thường các cuộc chiến giữa các loài động vật hoang dã thường có kết quả nghiêng về những loài có thân hình to lớn, hung dữ, có nhiều kinh nghiệm đi săn bắt như hổ, báo, sư tử, chó săn... Tuy nhiên, vẫn có những loài động vật đi "ngược dòng" với quy luật của tự nhiên, sẵn sàng làm những chuyện không tưởng như phá tổ ong, làm nhục sư tử, xơi tái rắn độc mà vẫn bình yên vô sự. Với những chiến tích của mình, lửng mật được nhiều người gọi vui là loài động vật bất cần nhất trong thế giới hoang dã.
Lửng mật là động vật ăn thịt có họ với chồn. Nhưng khác với những người anh em với mùi hương đặc trưng, chúng nổi tiếng với bản tính bất cần, liều lĩnh và có phần manh động. Vì có khả năng thích nghi cao với nhiều loại môi trường sống khác nhau nên lửng mật phân bố rộng khắp thế giới.
Lửng trưởng thành có chiều cao đến vai 28 cm, chiều dài cơ thể 50-77 cm, phần đuôi dài 30 cm. Con đực nặng từ 9-16 kg, còn con cái nhỏ hơn, nặng từ 5-10 kg.
Lửng mật có lớp da rất dày và chắc. Vũ khí tự vệ rất hiệu quả của nó là bộ móng vuốt dài và hàm răng sắc nhọn cực khỏe.
Hơn nữa, với bản tính hung dữ và liều lĩnh, lửng mật dám đối đầu với những loài thú săn mồi đáng sợ nhất.
Sức chiến đấu của lửng mật rất dẻo dai và mạnh mẽ, hầu như chúng chẳng bị lép vế trước những đối thủ được đánh giá cao hơn hẳn.
Thuộc họ chồn nên lửng mật có thể phát ra mùi hôi cực kỳ khó chịu làm đối phương ngột ngạt, đó là một dạng phòng vệ xua đuổi kẻ thù.
Đặc biệt, loài động vật này còn được trời sinh khả năng kháng độc cực tốt. Các nhà làm phim về thế giới động vật đã chứng kiến cảnh lửng mật bị rắn hổ lục và rắn lục phì (hai loại rắn có nọc độc nhất) cắn làm nó lịm đi, tưởng chết. Tuy nhiên, chỉ 2 giờ sau, lửng mật tỉnh dậy và vẫn khỏe mạnh.
Đoạn clip được anh Heiko Denker ghi hình tại công viên Quốc gia Etosha sẽ phần nào cho chúng ta thấy khả năng lì lợm, mưu trí của lửng mật khi gặp phải Vua sư tử.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ