CLIP: Loài động vật duy nhất khiến "chúa sơn lâm" phải khiếp sợ
CLIP: Sư tử đực thể hiện uy quyền, đánh đuổi ‘quân đoàn’ linh cẩu để cướp lại bữa ăn cho ‘dàn hậu cung’ / CLIP: Đoàn quân trâu rừng ác chiến giành sự sống trước bầy sư tử
Ảnh minh họa.
Hổ (hay cọp, hùm...) là một loài động vật có vú thuộc họ Mèo được xếp vào một trong năm loài "mèo lớn" thuộc chi Panthera, tiến hóa từ khoảng 4 triệu năm trước, được đại diện bởi Panthera blytheae - giống loài khi ấy đóng vai trò như nhánh đầu tiên của dạng động vật ăn thịt mới.
Danh hiệu “chúa sơn lâm” luôn dành cho hổ do loài thú này có sức mạnh tuyệt đối và phải chăng bắt nguồn từ việc chúng luôn ở những vị trí cao, thích sống ở những vùng cao. Mặc dù hổ sống ở nhiều sinh cảnh khác nhau nhưng thích hợp nhất là rừng thứ sinh, rừng ven bãi cỏ, rừng thường xanh đất thấp nhiệt đới, rừng gió mùa, rừng gai khô, rừng cây sồi và bạch dương, rừng cỏ cao và đầm lầy ngập mặn.
Hổ là loài có cơ thể lớn nhất trong thú họ Mèo và là loài thú ăn thịt lớn thứ ba sau gấu nâu và gấu Bắc cực. Đây cũng là loài bơi giỏi và không sợ nước, có thể bơi 29 km trong một ngày và có thể vừa bơi vừa tấn công người hoặc các loài động vật khác. Trên cạn, hổ chỉ xếp sau báo gấm khi tốc độ chạy đạt 65 km/h. Đặc biệt, hổ là loài thú có hàm răng lớn với răng nanh của cá thể trưởng thành dài 9 cm. Đây cũng là loài ăn khoẻ nhất với 29 kg thịt hằng ngày cho một cá thể hổ có kích thước trung bình. Ngược lại, do ăn khỏe nên hổ có thể nhịn đói 3 ngày.
Sau khi trưởng thành, hổ có kích thước cơ thể lớn hơn hầu hết các loài động vật ăn thịt trên cạn, và chúng cũng là loài "trời sinh" với đủ loại vũ khí có thể dùng để chiến đấu.
Mặc dù lực cắn đơn vị của hổ không phải là lớn nhất trong họ mèo, nhưng lực cắn răng nanh của hổ là lớn nhất trong họ mèo. Những chiếc răng của hổ dài và nhọn hơn, gây ra vết thương nghiêm trọng hơn cho bất cứ sinh vật nào.
Theo quan điểm tập quán, hổ là loài ăn thịt, chúng sống bằng cách săn mồi và ăn thịt hàng ngày. Kỹ năng đi săn của chúng từ lâu đã được rèn luyện trong quá trình tiến hóa lâu dài của loài, chúng có những phương pháp săn bắt con mồi khác nhau, và thường sử dụng chúng một đòn chí mạng để hạ gục con mồi.
Hung dữ là thế, nhưng mà không phải lúc hổ cũng là loài động vật có thể chủ động lấn át những loài khác. Bản chất là một loài mạnh mẽ, trong môi trường sống của nó, nếu có loài vật nào có thể gọi là đối thủ của hổ, chỉ có thể là gấu, giống như đoạn clip dưới đây.
Loài sinh vật trong đoạn clip là gấu ngựa, hay còn được biết đến với tên gọi gấu đen châu Á, thường sống ở những khu vực có độ 3.000 m so với mực nước biển. Chúng cũng là loài giỏi leo trèo cho nên việc kiếm thức ăn với chúng khá dễ dàng. Một con gấu ngựa đực trưởng thành nặng từ 100-120 kg; gấu cái nhỏ hơn: chừng 70-90 kg. Chiều dài toàn thân từ 1,5-2 m, gần như một con ngựa.
Gấu ngựa được cho là loài thú khá hung dữ, chúng hoàn toàn có thể tấn công con người một cách trực diện. Vậy nên, trước mặt một con hổ, nó không hề nao núng mà chủ động đe dọa tấn công. Sự hung hãn của con gấu đã chiến thắng hoàn toàn chú hổ. Con vật chỉ còn dám co rúm, nằm sợ hãi và cầu mong cho nỗi sợ hãi sẽ chóng qua đi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ