Clip: Ngày đen đủi nhất của cá sấu sông Nile
Clip: "Lúc tĩnh lặng như nước khi dữ dội như bão tố", hổ Bengal dũng mãnh đả bại heo rừng chỉ bằng một chiêu thức / Các nhà khoa học phát hiện ra rằng hình dạng khuôn mặt quyết định bạn 'giàu' hay 'nghèo'
Ngựa vằn là một loài động vật sinh sống tại châu Phi. Cùng là ngựa nhưng chúng có phần tách biệt hẳn so với những họ hàng của mình bởi màu lông độc đáo.
Nhìn qua bằng mắt thường chúng ta có cảm giác rằng sọc đen, trắng trên người chúng hoàn toàn giống nhau, nhưng thực tế, sau khi phân tích, các nhà khoa học đã kết luận rằng, hoa văn của ngựa vằn là yếu tố giúp chúng có thể nhận biết lẫn nhau. Nói một cách dễ hiểu, những mảng sọc của ngựa vằn có nhiều nét tương đồng với hoa tay của con người, đều là độc nhất và không con ngựa vằn nào có sọc giống con ngựa nào.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, bộ lông đen sọc trắng độc đáo của ngựa vằn có thể giúp chúng không bị ruồi cắn. Ngoài ra, họa tiết đặc biệt trên thân ngựa vằn còn làm giảm tới 70% nhiệt lượng từ ánh sáng mặt trời hấp thụ vào cơ thể, giúp chúng dễ dàng thích nghi với nắng nóng khắc nghiệt ở châu Phi. Mặc dù có vẻ ngoài nổi bật, nhưng đó không phải đặc điểm bất lợi của ngựa vằn. Điều này hóa ra lại giúp chúng đánh lạc hướng những kẻ săn mồi. Tương tự như một dạng ảo ảnh quang học, khi 1 đàn ngựa vằn đứng gần nhau, các sọc đen trắng biến chúng trông có vẻ như một khối to khổng lồ khiến các động vật ăn thịt không dám tới gần.
Tuy nhiên, ngựa vằn không chỉ nổi tiếng với màu lông đặc biệt, mà còn được biết đến là một trong những thành viên của cuộc di cư lớn nhất trên thế giới.
Hàng năm, vào khoảng cuối tháng 6 đến tháng 7, sẽ có hàng triệu con linh dương đầu bò và ngựa vằn tham gia vào sự kiện Cuộc di cư vĩ đại (Great Migration) diễn ra giữa hai khu vực gồm Serengeti ở Tanzania và Maasai Mara ở Kenya. Tất cả bọn chúng sẽ cùng nhau vượt qua "dòng sông tử thần" theo chuyến đi "hình vòng tròn" để tìm kiếm nguồn nước và những đồng cỏ tươi tốt ở phía Bắc. Sau đó đến cuối tháng 9, cả triệu con lại di chuyển ngược về phía Nam.
Quá trình di cư khó khăn khiến số lượng cả đoàn sẽ vơi dần. Trên khắp quãng đường, chúng phải đối diện nhiều nguy hiểm. Trong đó bao gồm việc vi phạm lãnh thổ của nhiều loài dã thú hung bạo.
Một đoạn phim được quay tại Khu bảo tồn động vật Quốc gia Maasai Mara đã ghi lại toàn bộ khoảnh khắc đấu tranh sinh tồn cực kỳ khắc nghiệt của ngựa vằn.
Đối thủ đáng sợ nhất đối với ngựa vằn trong các cuộc di cư có lẽ là cá sấu sông Nile với cái tên khoa học Crocodylus niloticus. Chúng là một loài cá sấu ở châu Phi có kích thước khổng lồ (khi trưởng thành dài hơn 5 m, nặng hơn 250 kg), được xem là loài động vật ăn thịt gây ám ảnh với mọi loài sinh vật kể cả con người. Vì sở hữu sức mạnh bạo tàn mà cá sấu sông Nile rất được người Ai Cập cổ đại tôn sùng, thậm chí họ còn ướp xác và thờ cúng nó như những vị thần.
Theo thống kê của CrocBITE, từ năm 1884 đến 2017 đã ghi nhận được 1.014 vụ cá sấu sông Nile tấn công và trong đó có tới 717 cái chết (tỷ lệ chết người là 70%, cao hơn hẳn cá sấu nước mặn là 57%).
Lợi thế của cá sấu sông Nile nằm ở việc sở hữu bộ kỹ năng săn mồi thượng hạng bởi khả năng tăng tốc khi bơi lên tới 12 - 14 km/h, hàm răng sắc nhọn có thể gây ra lực cắn cực mạnh... Tuy nhiên, vào một ngày không đẹp trời giống như trên đoạn clip, dù có rất nhiều con mồi chạy trước mặt, cá sấu sông Nile cũng không thể tóm được "miếng" nào.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Ảnh minh họa.