Clip: "Lúc tĩnh lặng như nước khi dữ dội như bão tố", hổ Bengal dũng mãnh đả bại heo rừng chỉ bằng một chiêu thức
Hình ảnh quý hiếm về Lý Tiểu Long / Loài chim quý hiếm ở Việt Nam có tên trong Sách Đỏ, kẻ thù không độ trời chung với rắn
Môi trường sống của hổ là các cánh rừng rậm rạp hoặc có các đồng cỏ lớn, nơi chúng có thể ngụy trang dễ dàng để săn mồi hoặc lẩn tránh kẻ thù. Hổ có khả năng leo trèo rất tốt, chỉ kém mèo nhà, tuy nhiên chúng lại rất phát triển về khả năng bơi lội.
Trong tự nhiên đã thống kê được 9 giống hổ khác nhau bao gồm: hổ Bali, Java, Ba Tư, Hoa Nam, Sumatra, Siberi, Mã Lai, Đông Dương và Bengal. Trong đó có 3 giống hổ đã tuyệt chủng đó là hổ Bali, Java và Ba Tư.
Hổ Bengal là một phân loài hổ sống chủ yếu ở vùng lục địa Ấn Độ và được xem là loài hổ lớn thứ hai thế giới. Hổ Bengal từng nổi tiếng vì đi săn các loài động vật lớn như voi châu Á, tê giác non.
Hổ Bengal là loài động vật biểu tượng ở Bangladesh và là một phần quan trọng trong cuộc sống và đời sống tâm linh truyền thống ở Ấn Độ. Đối với người dân ở những đất nước này, hổ Bengal là hình ảnh tượng trưng cho sự khôn ngoan nhất, dũng cảm, mạnh mẽ và nguy hiểm.
Nhờ kích thước to lớn và sức mạnh vô địch của mình, hổ Bengal hầu như không có kẻ thù trong tự nhiên. Có thể nói, hổ Bengal chính là ông trùm của giới tự nhiên hoang dã nơi nó sinh sống với toàn quyền sinh, quyền sát trong tay.
Tự tin với những điểm mạnh của bản thân, do đó hổ Bengal thích hoạt động và săn mồi riêng lẻ. Thói quen đi săn của hổ thường là rình rập, chờ đợi thời cơ rồi sau đó lặng lẽ áp sát đến gần và giáng một đòn chí mạng để hạ gục nạn nhân.
Các nhà bảo tồn động vật đã tình cờ quay được đoạn phim cực kỳ hiếm hoi về cảnh săn bắt giữa một con hổ Bengal và một chú lợn rừng tại công viên Bảo tồn Quốc gia Ranthambore ở miền tây Ấn Độ.
Chú hổ được theo dõi có tên là Bagani, một trong những thợ săn "thiện chiến" nhất tại đây.
Theo như đoạn phim được quay lại cho thấy, Bagani đã theo dõi con mồi một khoảng thời gian khá lâu. Nó nhẹ nhàng luồn lách qua từng lùm cỏ, thậm chí còn cẩn thận di chuyển chiếc đuôi của mình êm ái nhất có thể để không gây ra tiếng ồn có thể đánh động đến con lợn rừng.
Chỉ khi cảm nhận đến thời điểm thích hợp, khoảng cách đủ gần, con lợn rừng mất cảnh giác nó mới quyết định tung ra đòn tấn công. Phát cắn chí mạng vào ngay vùng cổ đã khiến con mồi không có cơ hội phản kháng mà gần như bất lực trước sức mạnh tuyệt đối của Bagani ngay lập tức.
Ngay sau khi hạ sát con mồi, con hổ kiêu hãnh liền rời bỏ miếng mồi vừa kiếm được đi bộ thong dong thể hiện bá khí ngút ngàn vì nó biết rằng, không một loài động vật nào trong khu rừng này dám bén mảng đến cướp miếng ăn của nó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo