Cố chứng minh uống cà phê nhiều sẽ rút ngắn tuổi thọ, vị vua trẻ nhận thất bại thảm hại
Khai quật ngôi mộ tồi tàn, chuyên gia kinh ngạc: Bên trong là vị vua mang tiếng hoang dâm, tàn bạo bậc nhất lịch sử! / Tham gia mở quan tài vị vua Ai Cập cổ đại, các nhà khoa học lần lượt chết kỳ quái: Sự trùng hợp ngẫu nhiên hay "lời nguyền" chết chóc ghê rợn?
Đối với một số người, cà phê là vị cứu tinh cho buổi sángvà không gì có thể so sánh được với một tách cà phê ngon.
Người dân ở Thụy Điển chính là những người yêu cà phê điên cuồng, lượng cà phê mỗi người dânuống tương đương 18 pound (8,2kg) cà phê mỗi năm. Điều đó khiến Thụy Điển trở thành quốc gia có lượng người uống cà phênhiều thứ sáu trên thế giới.
Nhưng trong quá khứthói quen uống cà phê của người dân đất nước này từng bị cấm đoán nghiêm ngặt.Cà phê đến Thụy Điển vào thế kỷ 17 khi thương mại thế giới mở cửa và người Thụy Điển ngay lập tức sử dụng thức uống này.
Vua Adolf Frederick (bên trái) và vuaGustav III (bên phải) đều là những người ghét cà phê.
Nhưng bắt đầu từ thế kỷ 18, các nhà lãnh đạo Thụy Điển đã cố gắng cấm cà phê được mọi người yêu thích.Năm 1756, dưới thời trị vì của Adolf Frederick, quốc gia này bắt đầu áp thuế nặng đối với việc nhập khẩu và tiêu thụ cà phê, những aiđòiuống cà phê mà không trả thuế sẽ bị tịch thu chén và đĩa.
Các quan chức hoàng gia đã cố gắng nói rằngcà phê không phải đặc trưngcủa Thụy Điển và khuyến khích người Thụy Điển thưởng thức đồ uống khác thay thế.Người Thụy Điển, đặc biệt làtầng lớp thượng lưu, những người có thể mua được hạt cà phê quý giáđã bỏ qua lời cảnh báovà tiếp tục uống cà phê bất chấp lệnh cấm.Việc buôn bán cà phê thu lại lợi nhuận lớn và phát triển mạnh nên càng khiếnkhiến đồ uống này được phổ biến rộng rãi.
Vua Gustav III bắt hai tù nhân, một người uống trà và một người uống cà phê để chứng minh uống cà phê có hại. (Ảnh minh họa)
Sau đó vua Gustav III lên nắm quyền và ông cũng như những thành viên hoàng gia khác rất căm ghét cà phê và tin rằng nó có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Để chứng minh cho mọi người thấy tác hại của cà phê và thuyết phục mọi người bỏ cà phê, vua Gustav III đã quyết định làm thí nghiệm khoa học để chứng minh điều ông nói là đúng.
Vị vua đã bắt 2 anh em sinh đôi là tù nhân đã bị kết án tử hình tham gia vào thí nghiệm. Vua Gustav III tuyên bố giảm án của họ xuống tù chung thân và yêu cầu họ trong suốt quãng đời còn lại, một người uống 3 bìnhcà phê và một người 3 bìnhtrà mỗi ngày. Vua Gustav III đã tính toán rằng cả hai sẽ đổ bệnh và có thể chếtnhanh chóng đểchứng minh rằng tác động của cà phê và trà tới sức khỏe làrấtkhủng khiếp.
Những tù nhânbắt đầu nhiệm vụ của họ, và vua Gustav III ngày ngàychờ đợi kết quả của thí nghiệm đối chứng khoa học. Mặc dù, vua Gustav IIIcho rằng người uống cà phê sẽ sớm không chịu nổi tác hại của thứ đồ uống mà ôngvô cùng ghét bỏ, nhưng vị vua trẻđã nhầm.Người đàn ông ấy đã sống và trớ trêu thay cònsống lâu hơn chính vua Gustav III.
Bức ảnh một gia đình cùng nhau thưởng thức cà phê được chụp vào năm 1916.
Năm 1972, vua Gustav III đã bị bắn trong một lễ hội hóa trang. Mặc dù ông may mắn sống sót nhưng vết thương sau đó đã bị nhiễm trùng và vài tuần sau, vua qua đời ở tuổi 46.
Những tù nhân tham gia vào thí nghiệmuống cà phê và trà không chỉ sống lâu hơn vuamà họ còn sống lâu hơn các bác sĩ mà vua Gustav III chỉ định để giám sát họ. Người tù nhânuống trà đã sốngđếnnăm 83 tuổi còn người tù nhân uống cà phê không rõ sống đến bao lâu nhưng chắc chắn là người sống tới cuối cùng.
Nghiên cứu về lợi, hại của cà phê trong khoa học hiện đại
Ngày nay, nhiều nhà khoa học, chuyên gia trên thế giới cũng đã và đang tìm hiểu về những mặt lợi và hại của cà phê. Trên toàn thế giới, các chuyên gia ước tính rằng mọi người tiêu thụ khoảng 2,25 tỷ tách cà phê mỗi ngày.
Cà phê chứa một số chất dinh dưỡng hữu ích, bao gồm riboflavin (vitaminB-2), niacin (vitamin B-3),magiê,kalivà các hợp chất phenolic khác nhau hoặcchất chống oxy hóa.Một số chuyên gia cho rằng những thứ này và các thành phần khác trong cà phê có thể mang lại lợi ích cho cơ thể con người theo nhiều cách khác nhau.
5 lợi ích của việc uống cà phê
- Cà phê và bệnh tiểu đường: Một số nghiên cứu quan sát cho thấy những người uống cà phê có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn nhiều, một tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới.
- Cà phê và bệnh Parkinson: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng caffeinecó trong cà phê và nhiều đồ uống khác, có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh Parkinson. Những người uống cà phê giảm tới 60% nguy cơ mắc bệnh Parkinson, chứng rối loạn thoái hóa thần kinh phổ biến thứ hai.
- Cà phê và ung thư gan: Các nhà nghiên cứu Ý phát hiện ra rằng uống cà phê làm giảm nguy cơ ung thư gan khoảng40%.Một số kết quả cho thấy những người uống ba cốc mỗi ngày có thể giảm 50% nguy cơ mắc bệnh.
- Cà phê và các bệnh gan khác: Những người uống cà phê có nguy cơ bị xơ gan thấp hơn nhiều, có thể do một số bệnh ảnh hưởng đến gan gây ra. Những người tiêu thụ cà phê cũng có thể có nguy cơmắc bệnhsỏi mậtthấp hơn.
- Cà phê và sức khỏe tim mạch:Những người uống một lượng cà phê vừa phải mỗi ngày có nguy cơ suy tim thấp hơn 11% so với những người không uống. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy mức độ cao hơn của lipid máu (chất béo) vàcholesterolở những người uống nhiều cà phê hơn.
Tác dụng phụ của cà phê
Uống quá nhiều cà phê cũng có thể có một sốtác dụng phụ:
-Gãy xương: Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng phụ nữ uống nhiều cà phê có thể có nguy cơgãy xươngcao hơn.
-Ảnh hưởng thai kỳ:Các nhà nghiên cứu nói thêm rằng tiêu thụ cà phê có thể không an toàn trong thai kỳ.Trên thực tế, có một số bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ nhiều cà phê và tình trạng sảy thai, sinh con nhẹ cân và sinh non.
- Lạc nội mạc tử cung:Có thể có nguy cơlạc nội mạc tử cungcao hơnở những phụ nữ uống cà phê, nhưng không có đủ bằng chứng để xác nhận mối liên hệ như vậy.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản:Những người uống nhiều cà phê có thể có nguy cơ mắc tình trạng này cao hơn một chút.
-Sự lo lắng:Tiêu thụ một lượng lớn caffeine có thểlàm tăng nguy cơcủasự lo lắng, đặc biệt là ở những người bị rối loạn hoảng sợ hayám ảnh sợ xã hội.Ít phổ biến hơn, nó có thể gây hưng cảm vàrối loạn tâm thầnở những người nhạy cảm.
- Sức khỏe tinh thần:Mộtnghiên cứutừ năm 2016 đã kết luận rằng việc tiêu thụ nhiều caffeine trong thời kỳ thanh thiếu niên có thể dẫn đến những thay đổi vĩnh viễn trong não. Các nhà khoa học đứng sau nghiên cứu bày tỏ lo ngại rằng điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến lo lắng ở tuổi trưởng thành.
Uống cà phê lợi hay hại tùy thuộc vào lượng uống của mỗi người. (Ảnh minh họa)
Việc uống cà phê có lợi hay phụ thuộc vào việc bạn uống bao nhiêu. Mộtphân tích tổng hợptừ năm 2017 đã kết luận rằng hầu hết mọi người tiêu thụ ba đến bốn tách cà phê mỗi ngày là an toànvà làm như vậy thực sự có thể làm giảm nguy cơ mắc một số tình trạng sức khỏe.
Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu cảnh báo rằng hút thuốc có thể làm mất đi bất kỳ lợi ích nào của việc uống cà phê.
Caffeine là một đặc tính quan trọng của cà phê, nhưng cà phê có chứa nhiều hợp chất và có nhiều cách uống khác nhau.Điều này gây khó khăn cho việc xác định chính xác cà phê ảnh hưởng đến con người như thế nào và thành phần nào có lợi ích và rủi ro nào.
Một người muốn thu được lợi ích sức khỏe từ cà phê nên tránh vượt quá lượng khuyến nghị hàng ngày và cố gắng theo dõi các thành phần họ thêm vào, chẳng hạn như đường, kem hoặc hương liệu, vì chúng có thể không có lợi cho sức khỏe.
Phụ nữ mang thai và những người có nguy cơ gãy xương nêntránh cà phê.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Điểm lại những lần ‘thủy quái’ xuất hiện tại Việt Nam khiến dư luận sững sờ: Số 1 là loài gắn với tâm linh
CLIP: Đàn sư tử hợp sức săn voi rừng nhưng cái kết mới khiến người xem 'sốc'
Sự thật gây 'sốc' về chiều cao của Quan Vũ, Lã Bố, Triệu Vân, Mã Siêu: Hóa ra cả thế giới đã bị La Quán Trung lừa bấy lâu nay
Phát hiện ‘quái vật khổng lồ’ dưới đáy hồ, nụ cười quái dị gây ám ảnh, sự thật phía sau mới bất ngờ
CLIP: Đại bàng liều lĩnh xuống sông cướp mồi của cá sấu rồi nhận cái kết khó tin
CLIP: Cậy đông săn trâu rừng lạc đàn, nào ngờ sư tử bị con mồi đuổi cho chạy 'té khói'