Cổ mộ hơn 500 năm ở Bắc Kinh: Vua Càn Long cũng không dám xâm phạm vì 'lời nguyền' ám ảnh
Phát hiện mới về cá sấu khổng lồ từng ăn thịt khủng long / Bị cá mập tấn công bất ngờ, chàng trai nhanh trí làm 2 việc và thoát chết trong gang tấc
Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, các vị hoàng đế luôn có vô số mỹ nữ hầu hạ trong hậu cung, những vị vua nổi tiếng phong tình như Khang Hy còn có cho mình 4 hoàng hậu và gần 200 cung tần.
Vua si mê nhiều mỹ nhân là vậy nhưng hiếm thấy chuyện yêu ai sâu đậm, phi tần được sủng ái "đáng tuổi mẹ" nhà vua thì lại càng hiếm hơn.
Thế nhưng, chuyện hiếm hoi như vậy đã thực sự xảy ra ở thời nhà Minh, khi vua Minh Hiến Tông say đắm, chung thủy với nàng sủng phi Vạn Trinh Nhi hơn vua tới 17 tuổi, tình cảm lớn tới mức ông xây riêng cho Vạn Quý phi một lăng mộ hoàng gia hoành tráng khi bà qua đời.
Vạn Thị vào cung làm cung nữ khi mới lên 4 tuổi, bà chuyên tâm phục vụ Thái tử Chu Kiến Thâm (tức vua Minh Hiến Tông) cho tới năm 1464, khi ông 18 tuổi và lên ngôi vua. Lúc này Vạn Thị trở thành ái phi của vị Hoàng đế nhà Minh khi vừa tròn 35 tuổi.
Vạn Trinh Nhi nằm quyền lực tối thượng ở hậu cung, bà từng dùng quyền lực để ép Ngô hoàng hậu bị đày vào lãnh cung và hãm hại nhiều phi tần khác.
Tuy vậy, Minh Hiến Tông luôn dành tình yêu đặc biệt sâu đậm cho Vạn Thị, nên đến năm 1487, khi Vạn Trinh Nhi qua đời ở tuổi 57, Hoàng đế đã vô cùng đau lòng. Ông lệnh tổ chức đám táng của ái phi thật xa hoa theo quy cách một hoàng hậu.
Lăng mộ của Vạn Thị được xây riêng biệt có phong thủy rất đẹp, không giống như các phi tần khác được chôn cất chung một lăng.
Địa điểm đặt lăng là chân núi Tô Sơn, cách thủ đô Bắc Kinh 7km về phía tây bắc. Phía trước lăng đặt một sân vuông với khu vườn tráng lệ, thuận theo nguyên lý "trước vuông sau tròn". Theo Sohu, mặt bằng xây dựng của lăng rộng 138m, sâu 197m, xung quanh lát gạch men xanh và lợp mái vàng sang trọng, bên trong còn dựng văn bia riêng để tưởng nhớ bà.
Bia đá trong lăng Vạn Trinh Nhi. (Ảnh: QQ)
8 chữ trên tấm bia đá
Không chỉ vậy, Minh Hiến Tông còn đặc biệt chọn một đội hộ vệ có nhiệm vụ canh giữ, bảo vệ mộ phần của Vạn Nương nương. Sau nhiều thế hệ, nhóm người ban đầu nhân rộng thành một ngôi làng nay là làng Vạn Nương Phần thuộc thị trấn Thập Tam Lăng, thành phố Bắc Kinh.
Năm 1735, khi Hoàng đế Càn Long lên ngôi, ông cũng đi tìm cho mình một nơi có địa thế đẹp để xây dựng lăng mộ.
Hoàng đế đến vị trí đặt lăng của Vạn Quý phi ở Bắc Kinh cảm thấy rất ưng ý nên đã lệnh cho dời lăng của bà đi. Tuy nhiên, trong quá trình di chuyển, những người thợ vô tình tìm thấy tấm bia đá có tám chữ: "Ta không động ngươi, ngươi không động ta".
8 chữ này rõ ràng có ý hăm dọa những kẻ dám động đến lăng mộ ái phi của vua sẽ không được yên thân. Càn Long nhìn thấy tấm bia thì vô cùng sợ hãi, ông lập tức ra lệnh lấp ngôi mộ lại và chọn một địa điểm khác để chôn cất, chính là Thanh Dụ Lăng ngày nay.
Hiện trạng lăng mộ Vạn Quý phi xuống cấp nghiêm trọng. (Ảnh: Sohu)
Với lăng mộ Vạn phi, 'lời nguyền' trên tấm bia cũng phần nào hé lộ lý do ngôi mộ của bà không bị mộ tặc xâm phạm hàng trăm năm qua. Mặt khác, lăng cũng không có nhiều đồ tùy táng như lăng hoàng đế, lại có người canh giữa ngày đêm nên luôn được an toàn.
Ngày nay, lăng mộ của Vạn Trinh Nhi đã có lịch sử hơn 500 năm, mộ vẫn còn đó nhưng hiện trạng xuống cấp nghiêm trọng, không còn hình dáng như xưa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách