Có phải Từ Hy thái hậu khét tiếng tới nỗi cỏ không mọc nổi trên mộ: Lý do thực sự bắt nguồn từ lúc người phụ nữ này còn sống
Từ Hi Thái Hậu: Trước khi chết còn vướng vào đại tội gian ác, 100 năm sau sự thật được phơi bày / Sự kiện kỳ lạ vào ngày sinh nhật thứ 60 của Từ Hi Thái hậu: Chim không bay ra khỏi thành, cá không dám bơi ra xa - Vì sao?
Lăng mộ chứa cả một kho báu và kết cục bi thảm
Từ Hy thái hậu là một trong những nữ nhân nổi tiếng bậc nhất lịch sử chính trị Trung Quốc thời phong kiến. Dù là phụ nữ nhưng người đàn bà này từ nhiều năm nắm toàn bộ việc triều chính với quyền lực khủng khiếp. Đó cũng là lý do bà có một lăng mộ hoành tráng, quy mô vào diện bậc nhất lịch sử Trung Hoa.
Từ Hy thái hậu vốn là người sành ngọc và trang sức. Chính vì thế, trước khi lìa trần, bà đã chuẩn bị một lượng của cải khổng lồ để tuẫn táng theo mình. Thậm chí, tài liệu mà các sử gia ghi lại còn cho thấy kho báu được an táng theo bà vào năm 1908 "khủng" cỡ nào. Ngoài ra, lăng mộ của bà cũng là một công trình hao tiền tốn của.
Theo các tài liệu, lăng mộ Từ Hy thái hậu được đặt ở vùng đất đắc địa, nằm cách Bắc Kinh hơn 100 km. Được xây dựng trong 13 năm , công trình được mô tả là "Kim-Mộc-Thạch tam tuyệt" này đã ngốn hết hàng triệu lượng bạc. Riêng số vàng dùng để trang trí cho lăng mộ đã lên tới 4.592 lượng. Gỗ trong lăng đều là loại thượng hạng.
Tranh minh họa vụ trộm mộ Từ Hy thái hậu.
Thậm chí, trong quan tài người phụ nữ này cũng toàn những tuyệt phẩm hàng đầu. Tương truyền rằng trên mũ đội đầu của Từ Hy thái hậu gắn một viên trân châu to bằng quả trứng gà với giá nhiều triệu lượng bạc. Trong miệng bà ngậm một viên minh châu độc nhất vô nhị, có thể phát sáng trong đêm và dễ dàng nhìn thấy ở khoảng cách nhiều chục mét.
Những đồ bồi táng gồm tượng phật bằng ngọc, bằng vàng, san hô quý, đá quý…. Thậm chí, không một khe hở nào trong quan tài không được lấp đầy bởi ngọc, đá quý. Người ta còn nói rằng lăng mộ của Từ Hy thái hậu khi đó hoàn toàn trái ngược với quốc khố nhà Thanh. Đó có thể là một lý do khiến triều đại cuối cùng của Trung Quốc không thể chống đỡ nổi thù trong, giặc ngoài và chỉ còn như một cái vỏ.
Tuy nhiên, chính bởi kho báu được chôn cùng đã khiến lăng mộ này nhanh chóng bị phá hủy. Chỉ 21 năm sau ngày Từ Hy thái hậu qua đời, lăng mộ bị Tôn Điện Anh, một tướng quân phiệt dưới thời Trung Hoa dân quốc, dẫn người cướp phá. Sau khi vơ vét tài sản bên ngoài, đám người này còn thẳng tay phá hủy quan tài để lấy những món đồ quý báu nhất được chôn cùng vị Thái hậu khét tiếng.
Người ta đồn rằng khi nắp quan tài mở ra, thi hài của Từ Hy thái hậu vẫn giữ nguyên dáng vẻ như đang nằm ngủ. Tuy nhiên, sau khi viên dạ minh châu được lấy khỏi miệng bà, thi thể nhanh chóng khô quắt lại. Những đồ quý báu để bị lấy hết và những gì còn lại sau vụ cướp phá là điều khiến nhiều người có thể tưởng tượng ra.
Mong ước mang của cải sang thế giới bên kia để có một cuộc sống sung túc của Từ Hy thái hậu đã phản tác dụng, dẫn tới huyệt mộ của bà bị phá nát tan tành.
Vì sao cỏ không mọc nổi trên huyệt mộ?
Số phận của những của cải tuẫn táng đã bước sang một trang hoàn toàn mới. Tuy nhiên, công trình lăng mộ này vẫn thực sự là một tuyệt phẩm kiến trúc mà những người đời sau vẫn đang tìm cách bảo tồn. Cùng với sự nguy nga, bề thế của nó, công trình này vẫn có những bí ẩn khiến hậu thế tò mò và sửng sốt.
Ngoài 40 tuổi, Từ Hy đã bắt đầu cho việc xây cất lăng mộ. Người đời đồn rằng lăng mộ này được xây cất trên một mảnh đất có phong thủy tuyệt hảo. Trong quá trình xây lăng, từng viên gạch, từng tiểu tiết đều được làm một cách cẩn thận và tỷ mỉ. Nó thậm chí còn được mô tả như một hoàng cung khác.
Tuy nhiên, có một điều mà Từ Hy thái hậu không thích ở lăng mộ đó là nó mọc quá nhiều cỏ dại. Với quyền lực tuyệt đối của mình, người phụ nữ này ra lệnh không cho phép có mọc trên huyệt mộ của mình. Mệnh lệnh đó đã ngay lập tức được những người xây lăng thi hành.
Cỏ không thể mọc nổi trên lăng Từ Hy Thái hậu.
Sử dụng kinh nghiệm từ việc xây lăng của Vương triều Tây Hạ, người ta mang những chiếc nồi lớn tới để "nấu chín" toàn bộ đất được dùng để xây lăng. Cách làm này có thể triệt tiêu dinh dưỡng trong đất, khiến cỏ không mọc nổi. Ngoài ra, người ta còn trộn đất với lưu huỳnh để ngăn chặn cỏ dại sinh trưởng. Những cách làm này đã hiệu quả và phần đất phía trên lăng mộ chưa bao giờ có cỏ mọc.
Chính bởi vậy, nói sự "khét tiếng" của Từ Hy thái hậu khiến cỏ không mọc nổi trên lăng mộ cũng là điều chính xác. Tuy nhiên, uy nghi lúc sinh thời đã không giúp cho người phụ nữ này mồ yên mả đẹp. Thay vì sử dụng tiền quốc khố cho phát triển kinh tế, chỉnh trang quân đội, Từ Hy thái hậu đã mang tiền của đất nước phục vụ những nhu cầu xa hoa của bản thân.
Triều Đại Thanh sau khi Từ Hy thái hậu qua đời thực sự chỉ còn lại là một cái bóng. Thậm chí, ngay cả hoàng đế cũng chỉ bị coi như bù nhìn. Vài thập niên sau khi Từ Hy qua đời, triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc bị lật đổ, nhường chỗ cho một kỷ nguyên mới. Tử Cấm Thành ngày nay cũng chỉ còn là một danh lam cho mọi người tới chiêm ngưỡng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Loài thằn lằn giống rắn hồi sinh kì diệu sau 40 năm bị tuyệt chủng khiến các nhà khoa học kinh ngạc
Vị đại tướng đốt toàn bộ bản kiểm điểm của các cán bộ, là huyền thoại được đích thân Bác Hồ đặt bí danh
Loài cua là động vật chân đốt sống trên cạn lớn nhất thế giới : Có thể dài tới 1m, giá 6-7 triệu /kg
Mỹ: Xuất hiện sinh vật kỳ lạ viết lại lịch sử loài khủng long
Tiết lộ 1 nơi ở Trung Quốc, nơi 'vàng' mọc trên cây