Số phận của cò quăm mào đỏ không được lạc quan cho lắm, vì chim cắt lớn được mệnh danh là kẻ nhanh nhất trong thế giới động vật. Những cú liệng của loài này có thể đạt tốc độ hơn 322km/h.
Mới đây, tại huyện Dương, thị Hán Trung, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, một nhiếp ảnh gia có tên Trâu Nghĩa Siêu ghi được những hình ảnh ấn tượng khi một con chim cắt lớn đuổi giết cò quăm mào đỏ.
Trận săn giết trên không này được gọi là "quốc bảo đại chiến" do cả hai loài chim đều là những loài động vật quý hiếm, được nhà nước bảo vệ.
|
Bức ảnh "đại chiến" |
Theo nhiếp ảnh gia họ Trâu, khi anh đang cùng bạn bè đi xuôi theo một dòng sông thì bất ngờ nghe tiếng động mạnh trên bầu trời. Ngẩng lên liền thấy một màn vô cùng kịch tính.
Mời quý vị xem video: Những trận chiến động vật hấp dẫn và kịch tính
Không chậm trễ, anh vội vàng đưa máy ảnh lên chụp, thành công ghi lại khoảnh khắc chim cắt lớn dồn ép, săn giết cò quăm mào đỏ. Thời điểm này, con cò quăm đã rơi vào thế yếu, chống trả yếu ớt, lành ít dữ nhiều.
Trâu Nghĩa Siêu sau khi đăng tải những bức ảnh cũng không khỏi cảm khái: "Bị chim cắt lớn săn giết chính là cò quăm mào đỏ, loài chim rất quý, đáng tiếc tôi lực bất tòng tâm, chỉ có thể lặng lẽ quan sát, hy vọng con cò quăm được bình an".
Tuy vậy, số phận của cò quăm mào đỏ chẳng mấy lạc quan, vì chim cắt lớn là một loài chim có sải cánh rất rộng, cũng được mệnh danh là kẻ nhanh nhất trong thế giới động vật.
Những cú liệng của loài chim cắt có thể đạt tốc độ hơn 322km/h. Con mồi lọt vào tầm ngắm của cắt lớn sẽ rất khó thoát.
Theo tìm hiểu, cò quăm mào đỏ còn được gọi là chu lộ, tức cò son đỏ, là một loài chim trong họ Họ Cò quăm (Threskiornithidae) và là loài duy nhất trong chi Nipponia.
Chúng từng sinh sống ở khu vực rộng lớn kéo dài từ Trung Hoa sang Nhật Bản, Triều Tiên và vùng Viễn Đông của Nga, nhưng đã có thời gần như bị tuyệt diệt và nay chỉ còn tập trung chủ yếu ở các tỉnh Thiểm Tây của Trung Quốc và đảo Sado của Nhật Bản.
Nguyên nhân cho việc này là nạn săn bắt quá độ (để lấy lông) và môi trường sống bị thu hẹp do tàn phá rừng cũng như sử dụng nhiều chất hóa học độc hại trong canh tác nông nghiệp.
Đó là chưa kể đến việc thiếu hụt nguồn nước vào mùa lạnh tại các vùng sinh sống còn lại vốn có hệ thống thủy văn rất hạn chế.
Theo kienthuc.net.vn