Có thật chiến hạm Mỹ ném khoai tây nhấn chìm tàu ngầm Nhật?
Giấc mơ làm họa sĩ của... Adolf Hitler / Ly kỳ vụ trộm báu vật cổ trị giá hàng chục ngàn tỷ rúng động cả thế giới
Nhưng điều đó có thực sự xảy ra không?
USS O'Bannon (DD-450) là tàu khu trục lớp Fletcher và là chiếc thứ hai được đặt theo tên của Trung úy Presley O'Bannon, (1784–1850), người anh hùng trong trận Derna của cuộc Chiến tranh Barbary thứ nhất (1801 đến 1805). Được chế tạo tại Maine vào năm 1941 và hạ thủy một năm sau đó, USS O'Bannon ngừng hoạt động và tháo dỡ để bán năm 1970.
Trong suốt mấy chục năm hoạt động, câu chuyện "ném khoai tây chìm tàu ngầm địch" của USS O'Bannon được truyền miệng nhiều nhất, cho đến tận ngày nay. Câu chuyện được cho là xuất phát từ phát thanh viên Ernest A. Herr có mặt trên tàu khi đó.
Ông Herr cho biết sáng sớm hôm 5/4/1943 trên đường trở về căn cứ Nouméa, đảo New Caledonia, O'Bannon trông thấy chiếc tàu ngầm Nhật RO-34nổi trên mặt nước nên tìm cách đâm vào nó; nhưng các sĩ quan trên tàu lại cho rằng đó có thể là một tàu rải mìn nên đã bẻ hết lái để tránh va chạm, điều này đã khiến chiếc tàu khu trục chạy song song với chiếc tàu ngầm đối phương. Khi thủy thủ Nhật tìm cách vận hành khẩu pháo 3–inch của chiếc tàu ngầm, thủy thủ trên boong chiếc tàu khu trục không có sẵn vũ khí nhẹ trong tay, nên đã chộp lấy khoai tây từ một thùng chứa để ném về phía đối thủ. Cho rằng những củ khoai tây là lựu đạn, thủy thủ tàu ngầm Nhật Bản lo ném trả chúng và không thể vận hành khẩu pháo, giúp cho chiếc tàu khu trục có thời gian nới rộng khoảng cách và nã pháo vào đối thủ, gây hư hại tháp chỉ huy. Cho dù tàu ngầm đối phương còn có thể lặn xuống, đợt tấn công tiếp theo bằng mìn sâu đã cuối cùng đánh chìm chiếc tàu ngầm.
Ảnh chụp lính hải quân Mỹ bên cạnh tấm biển vinh danh các thủy thủ dùng khoai tây chọi tàu ngầm Nhật
Câu chuyện còn được củng cố bằng việc Hiệp hội những người trồng khoai tây Maine lập một tấm biển để kỷ niệm sự kiện này. Nội dung tấm biển đại ý để tri ân các thủy thủy tàu O'Bannon vì đã nhanh trí sử dụng khoai tây của vùng Maine để đánh chìm tàu ngầm Nhật.
Tuy nhiên, có thông tin đô đốc Donald J. MacDonald chỉ huy tàu O'Bannon đã nhiều lần lặp lại rằng thực sự không có củ khoai tây nào được ném đi cả. Ông mất năm 1997 thọ 89 tuổi. Rồi tấm biển kỷ niệm vụ việc của Hiệp hội những người trồng khoai tây Maine được trưng bày tại Bảo tàng Hàng hải Maine đến những năm 1970 bị mất tích không rõ lý do.
Trong khi câu chuyện khoai tây ném chìm tàu ngầm vẫn tiếp tục được lan truyền qua nhiều phiên bản khác nhau cho đến ngày nay, thì những thông tin chính thống xác nhận vụ việc là rất ít, hầu như không có. Ngay cả nhật ký War Diary của tàu O'Bannon thời điểm đó cũng chưa bao giờ được hé lộ.
Vậy nên câu chuyện này có thực hay không tùy thuộc vào việc người tiếp nhận nó có tin hay không.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào