Khám phá

Tượng Atlas 2.600 năm tuổi sẽ lại “chống trời”

Bức tượng khổng lồ khắc họa thần Atlas vốn được dựng lên bên đền thờ thần Zeus ở đảo Sicily.

Sự thật về khả năng “khinh công” của phái Võ Đang, Thiếu Lâm tại Trung Quốc / Điều gì khiến nền gỗ của “thành phố nổi” Venice gần 2.000 năm vẫn đứng vững?

Bức tượng cao 8m được thực hiện từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên đã từng bị chôn vùi bên những phế tích cổ xưa.

Bức tượng khổng lồ khắc họa thần Atlas đã từng bị chôn vùi suốt hàng thế kỷ bên những phế tích khác nằm dưới tầng đất sâu. Về sau, người ta đã tìm thấy lại bức tượng và cất giữ cẩn thận. Kế hoạch mới nhất chính là phục dựng bức tượng để nó trở về với vị trí đích thực dành cho mình, đó là đứng bên những ngôi đền cổ xưa ở thành phố Agrigento, đảo Sicily, Ý.

Tượng Atlas 2.600 năm tuổi sẽ lại “chống trời”
Tượng Atlas 2.600 năm tuổi sẽ lại “chống trời”

Công viên địa chất của thành phố Agrigento đưa ra tuyên bố rằng bức tượng thần Atlas là một trong những bức tượng quý giá nhất ở trên đảo, họ sẽ dựng tượng giống như thuở xưa, để thần Atlas lại một lần nữa chống trời và đứng ngay bên đền thờ thần Zeus.

Trong thần thoại Hy Lạp, Atlas là một vị thần khổng lồ, phải chịu trách nhiệm gánh cả bầu trời trên vai.

Bức tượng thần Atlas sắp được phục dựng là một trong gần 40 bức tượng thần Atlas từng điểm tô xung quanh công trình đền thờ thần Zeus, ngôi đền này được xem là một trong những ngôi đền lớn nhất từng được xây dựng thời Hy Lạp cổ đại, dù vậy, công trình này đã không được hoàn tất và giờ đây chỉ còn là những phế tích.

Ông Roberto Sciarratta, giám đốc của công viên địa chất thành phố Agrigento chia sẻ: “Việc phục dựng lại bức tượng thần Atlas là một việc quan trọng trong quá trình phục dựng ngôi đền ở mức độ toàn diện.

 

“Trong vòng một thập kỷ qua, chúng tôi đã tìm kiếm, phân loại vô số cổ vật từng một thời thuộc về cấu trúc đền thờ nguyên bản. Mục tiêu của việc này là để phục dựng chính xác ngôi đền thờ thần Zeus”.

Các nhà khảo cổ học và kiến trúc sư sẽ sớm bắt đầu công việc phục dựng bức tượng ở Thung lũng của những ngôi đền nằm trên đảo Sicily
Các nhà khảo cổ học và kiến trúc sư sẽ sớm bắt đầu công việc phục dựng bức tượng ở Thung lũng của những ngôi đền nằm trên đảo Sicily

Các nhà khảo cổ học và kiến trúc sư sẽ sớm bắt đầu công việc phục dựng bức tượng ở Thung lũng của những ngôi đền nằm trên đảo Sicily, nhân dịp tròn 2.600 năm ngày thành lập thành phố cổ Akragas (hiện giờ là thành phố Agrigento).

Nơi đây đã từng là một trong những khu trung tâm hàng đầu ở thời kỳ hoàng kim của Hy Lạp cổ đại và là nơi có 7 ngôi đền đồ sộ theo phong cách kiến trúc Hy Lạp cổ đại được xây dựng.

 

Xây trên một nền đất cao trong vòng 100 năm, cho tới giờ, ngôi đền thờ thần Zeus trên đảo Sicily vẫn được xem là một trong những minh chứng ấn tượng nhất của kiến trúc Hy Lạp cổ đại.

Ở thế kỷ thứ 5, hơn 100.000 người đã sống ở nơi đây với phong cách phóng túng không tưởng, theo nhà triết học Empedocles từng ghi lại trong những trang sử thời bấy giờ, người dân ở đây luôn “tiệc tùng hết mình như thể ngày mai họ có thể chết, họ cũng có tham vọng xây nên những công trình ngoạn mục như thể họ sẽ còn sống mãi với thời gian”.

Thành phố cổ Akragas bị phá hủy vào năm 406 trước Công nguyên, bởi chiến tranh và xung đột, sự thịnh vượng của thành phố này quay trở lại ở cuối thế kỷ thứ 3. Trong thời kỳ xảy ra chiến tranh, những thiết lập xã hội trước đó bị xóa bỏ và đảo lộn.

Trong thời kỳ La Mã, thành phố đổi tên thành Agrigentum và trải qua một đợt xây dựng mới với hàng loạt công trình công cộng. Qua hàng thế kỷ, những nguyên vật liệu vốn được sử dụng để xây dựng nên những đền đài cũ trước đây bị đem ra sử dụng phục vụ cho việc xây dựng những công trình mới trong thành phố.

Về đền thờ thần Zeus, các nhà sử học tin rằng công trình này chưa hoàn tất bởi nó vẫn chưa hề có mái khi thành phố bị bủa vây bởi chiến tranh và xung đột, bên ngoài ngôi đền, có những bức tượng khổng lồ khắc họa các tạo hình của thần Atlas chống trời.

 

Ông Roberto Sciarratta, giám đốc công viên địa chất học cho hay: “Ý tưởng của việc phục dựng tượng thần Atlas chính là để bức tượng lại một lần nữa được đứng trước phế tích của ngôi đền. Như vậy, bức tượng có thể thực hiện đúng vai trò của mình là người bảo vệ cho công trình vốn dành để tôn vinh thần Zeus, thần trị vì các vị thần”.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm