Có thể dự báo tuổi thọ từ khi trẻ?
Tuổi thọ của con người liên quan nồng độ sắt trong máu / Bộ tộc có tuổi thọ trung bình 125 tuổi
Nhóm nghiên cứu thuộc trường đại học Glasgow đã tiến hành lấy mẫu máu định kỳ của 99 con chim sẻ vằn trong suốt vòng đời của chúng (dao động từ 210 ngày đến gần 9 năm). Sau khi tất cả những con chim này chết, nhóm kiểm tra lại các mẫu máu thu được.
![]() |
Độ dài của các telomere cung cấp thông tin rất quan trọng về tuổi thọ. |
“Điểm khác biệt trong nghiên cứu này là chúng tôi phân tích mẫu máu của chim sẻ từ khi chúng mới chào đời cho tới khi chết”, tiến sĩ Pat Monaghan, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết trên FoxNews.com. “Trong những nghiên cứu tương tự trước đây, chúng ta chỉ biết được thông tin về tuổi thọ trong thời gian tương đối ngắn.
Các nhà khoa học cho biết bí mật tuổi thọ nằm ở độ dài của các đoạn telomere – những đoạn ADN nằm ở cuối nhiễm sắc thể. Các telomere có vai trò bảo vệ nhiệm sắc thể không bị mất thông tin trong suốt cuộc đời của một con người hay sinh vật khác.
“Mỗi lần các tế bào phân chia, một số ADN có thể bị mất ở cuối nhiễm sắc thể nhưng không ảnh hưởng tới tính nguyên vẹn của nhiễm sắc thể”, tiến sĩ Monaghan cho biết. “Tuy nhiên, quá trình phân chia tế bào diễn ra nhiều lần khiến một số telomere bị mất. Điều này dẫn tới cấu trúc gen của tế bào thay đổi và tế bào có thể bị chết hoặc trục trặc.”
Khi một tế bào không thể phân chia, chức năng của các cơ quan nội tạng và mô sẽ suy giảm. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư và các bệnh khác khi một người già đi. Nhưng đối với những người có các đoạn telomere dài, tế bào sẽ được bảo vệ trong thời gian dài hơn, đồng nghĩa người đó có thể sống thọ hơn.
Các nhà khoa học cho rằng rất khó có thể tiến hành một nghiên cứu tương tự trên con người, bởi vì có thể phải mất hàng thế kỷ để phân tích kết quả. Thêm vào đó, mặc dù độ dài telomere là chỉ số dự báo rất quan trọng, nhưng không quyết định tất cả.
Tuy nhiên, nghiên cứu trên vẫn có ý nghĩa với con người. Vì nó cho thấy “trong giai đoạn đầu đời, có bằng chứng cho thấy tuổi thọ có thể dự báo thông qua chiều dài các đoạn telomere”, tiến sĩ Heidenger, thành viên nhóm nghiên cứu nhận xét.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Đường hầm nguyên thủy cách đây 13.000 năm ở Brazil, nghi không phải con người xây dựng
Tại sao con người chỉ ăn vây cá mập mà hiếm khi nghe nói đến việc ăn thịt cá mập? Thịt cá mập có thực sự không ngon?
CLIP: ‘Vua lì đòn’ linh cẩu đòi cướp mồi của sư tử và cái kết đắng chát
CLIP: Đối đầu với rồng Komodo, rắn hổ mang chúa 'khủng' nhận cái kết đầy đau đớn
CLIP: Bị rồng Komodo cắn, dê núi nổi điên húc lại và cái cái khó đoán
CLIP: Dù sắp mất mạng do trúng nọc độc của rắn hổ mang chúa, trăn gấm vẫn khiến đối thủ chết theo mình