Khám phá

Có tới 6 tỷ 'Trái Đất' đang lưu lạc ngoài không gian

Có thể có tới 36 chủng tộc người ngoài hành tinh sống trong thiên hà của chúng ta, vậy liệu có bao nhiêu hành tinh tương đương với Trái Đất.

Khủng khiếp: Ngôi mộ tập thể của 227 đứa trẻ bị hiến tế / Nhân vật sở hữu khối "tiền chùa" khủng nhất lịch sử Thanh triều

Giữa tháng 6, một công bố vô cùng táo bạo được lan truyền nhanh chóng trên mạng Internet, ước tính rằng có 8-36 nền văn minh ngoài hành tinh sinh sống trong chính dải ngân hà Milky Way của chúng ta.

Có tới 6 tỷ 'Trái Đất' đang lưu lạc ngoài không gian - 1

Kính viễn vọng Kepler hiện đã được NASA cho “nghỉ hưu” vào năm 2018. Ảnh: NASA.

Chính sự xuất hiện của loài người là bằng chứng cho thấy chắc chắn có sự sống trên các hành tinh khác trong thiên hà. Phần trăm khả năng Trái Đất là một hành tinh “có một không hai” hầu như bằng không.

Các nghiên cứu được các nhà khoa học thực hiện dựa vào khả năng sự sống phát triển trên các hành tinh tương tự với Trái Đất. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu khác, con số các hành tinh có khả năng giống với Trái Đất thậm chí lớn hơn chúng ta tưởng rất nhiều.

Theo The Astronomical Journal, nhờ vào kính viễn vọng Kepler của NASA, các nhà thiên văn học Canada đã tuyên bố có thể sẽ có tới 6 tỷ hành tinh giống như nơi con người đang sinh sống.

Để được xếp vào một hành tinh giống với Trái Đất, các hành tinh phải hội tụ đầy đủ những yếu tố cần có như núi đá, kích thước tương đương và quay quanh một ngôi sao giống như Mặt Trời (hay còn gọi là các ngôi sao G-star). Không những thế, đường quỹ đạo của các hành tinh đó phải nằm chính xác vị trí hỗ trợ tối ưu sự tồn tại của chất lỏng và sự sống.

Theo công bố của các nhà khoa học, thiên hà Milky Way đang là mái nhà chứa đựng 400 tỷ ngôi sao, 7% trong số đó là các G-star.

 

Nhờ kính viễn vọng Kepler, tỷ lệ của một hành tinh giống Trái Đất tồn tại xung quanh một ngôi sao nhất định được xác định rơi vào khoảng 18%, tương đương với 6 tỷ hành tinh.

Có tới 6 tỷ 'Trái Đất' đang lưu lạc ngoài không gian - 2

Hành tinh KIC-7340288 b (màu xanh lá) có kích thước gấp 1,5 lần Trái Đất và mất 142,5 ngày để đi hết quỹ đạo. Ảnh: Michelle Kunimoto.

“Các tính toán của tôi đặt giới hạn là 0,18 hành tinh giống Trái đất trên mỗi G-star”, Michelle Kunimoto đồng tác giả nghiên cứu tại Đại học British Columbia (UBC) Canada cho biết.

Vào tháng 2/2020, UBC đã tiết lộ các kết quả của Kunimoto, 17 ngoại hành tinh được tìm thấy, trong đó xuất hiện một ngôi sao có kích cỡ giống với Trái Đất phù hợp cho sự sống mang tên KIC-7340288 b, tuy nhiên hành tinh này cách chúng ta những 1.000 năm ánh sáng.

 

Đây được xem như một phát hiện thực sự quan trọng, tính riêng trong các dữ liệu của Kepler được tìm thấy đến nay, hiện chỉ có 15 hành tinh trong thiên hà được xác nhận có tồn tại môi trường sống.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm