Khám phá

Con người cũng sẽ tuyệt chủng như các loài động vật khác?

Theo các nhà khoa học, loài người nhất định sẽ tuyệt chủng, nhưng điều đó sẽ không sớm xảy ra.

Loài thú cổ tuyệt chủng 11 triệu năm trước bất ngờ xuất hiện ở Quảng Bình / Cơn khát 'sừng đỏ': Bi kịch tuyệt chủng của loài chim cổ

Con người cũng sẽ tuyệt chủng như các loài động vật khác? - 1Ảnh minh họa.

Chúng ta thường tự hỏi là có phải chúng ta đang tiến tới ngày tận thế sắp xảy đến. Liệu con người có phải đối mặt với sự hủy diệt như một vài loài đã tuyệt chủng khác trên Trái đất? Một nhà sinh học tiến hóa kiêm nhà cổ sinh vật học cho rằng câu trả lời cho câu hỏi về sự tuyệt chủng hàng loạt của loài người là “chắc chắn là có”.

Nick Longrich, một giảng viên cao cấp tại Đại học Bath giải thích rằng, cũng giống như các loài khác, nhân loại cũng bị định trước là nhất định sẽ tuyệt chủng. Trong bài viết trên trang The Conservation của cộng đồng học thuật và nghiên cứu, ông viết rằng “gần như tất cả các loài từng sống, hơn 99,9% đã tuyệt chủng” bao gồm cả một số chủng tộc người như người Neanderthal, Denisovan, Homo erectus, chỉ còn lại người hiện đại.

Chắc chắn con người đang hướng đến sự tuyệt chủng. Câu hỏi không phải là liệu chúng ta có bị tuyệt chủng hay không mà phải là khi nào điều đó xảy ra.

Longrich giải thích rằng loài người có rất nhiều tính chất dễ bị tổn thương nên dễ bị tuyệt chủng khi đến lúc. Nhu cầu thực phẩm để sống sót và các thảm họa như sự nóng lên toàn cầu vẫn là mối đe dọa đối với loài người chúng ta. Tuy vậy, con người có thể dễ bị tổn thương nhưng lại “kháng cự lại sự tuyệt chủng”.

Ông mô tả con người là “loài cực kỳ kỳ lạ - phổ biến, phong phú và cực kỳ thích nghi”, bởi vì những điều này mà chúng ta có thể ở trên Trái đất này lâu hơn một chút. Việc con người sống ở mọi nơi và đông đúc trên hành tinh này khiến chúng ta khó tuyệt chủng. Theo tác giả, ngay cả khi một thảm họa hoặc đại dịch làm giảm bớt 99,9% dân số, thì vẫn sẽ còn có hàng triệu người sống sót để xây dựng lại. Tác giả cho rằng, “thay vì mất nhiều thế hệ để thay đổi gen của chúng ta, con người sử dụng trí thông minh, văn hóa và các công cụ để điều chỉnh hành vi trong nhiều năm hoặc thậm chí chỉ trong vài phút”.

 

Longrich cho rằng vì con người có khả năng thích nghi độc đáo, nên có khả năng sống sót sau một sự kiện tuyệt chủng hàng loạt. Tuy nhiên, khả năng thích ứng cũng có thể trở thành vấn đề khi con người “tạo ra những mối nguy hiểm mới” cho chính minh trong nỗ lực sinh tồn hoặc thống trị, như vũ khí hạt nhân, ô nhiễm, dân số quá đông, biến đổi khí hậu… Tuy vậy, các hệ thống kết nối con người với nhau cho phép chúng ta hỗ trợ lẫn nhau.

Điều này cho thấy một sự lạc quan có giới hạn. Con người đã sống sót qua hơn 250.000 từ các kỷ băng hà, núi lửa phun trào, các đại dịch và các cuộc chiến tranh thế giới. Chúng ta có thể dễ dàng sống thêm 250.000 năm nữa hoặc lâu hơn. Câu hỏi không phải là liệu con người có còn sống sót trong ba hay ba trăm nghìn năm tới không, mà là liệu chúng ta có thể làm gì hơn là chỉ sống sót mà thôi?

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm