Côn nhị khúc – Lịch sử hấp dẫn phía sau một loại vũ khí
Độc thần kiếm và vũ khí lợi hại của danh tướng Tây Sơn / Điểm mặt vũ khí khủng khiếp nhất thế giới cổ đại
Côn nhị khúc ban đầu đã được phát triển ở Trung Quốc như là một công cụ nông nghiệp được làm từ hai thanh gỗ được kết nối với nhau có hình dạng giống lúa mì, gạo hoặc đậu nành. Côn nhị khúc sau này cũng được sử dụng ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới, như Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc và Ấn Độ.
Ảnh minh họa.
Lịch sử phát triển của Côn nhị khúc gắn liền với lịch sử Trung Quốc. Người ta tin rằng vị hoàng đế đầu tiên của triều đại Tống, Tống Thái Tổ, đã thất bại trong trận chiến chinh phục Mông Cổ vào giữa thế kỷ thứ 10. Hoàng đế và quân đội của mình đã phải di chuyển đến lãnh thổ Trung Quốc đại lục và sống cùng với người dân trong một ngôi làng nhỏ.
Tại đó, ông và quân đội của mình được dân làng nuôi nấng và cưu mang. Để đáp lại tấm lòng của dân làng, Tống Thái Tổ đã phân công những người lính của mình giúp đỡ dân làng làm nông nghiệp. Một trong số đó là trồng lúa mì, gạo, đậu nành và các loại cây trồng khác. Lúc này, ông thấy rằng dân làng đã sử dụng một công cụ để thu hoạch lúa mỳ và gạo, công cụ này được làm bằng hai thanh gỗ có chiều dài khác nhau và được kết nối với nhau bằng một sợi dây thừng làm từ lúa xen kẽ với lông ngựa.
Hoàng đế đi đến kết luận rằng công cụ này có thể giúp ông chiến đấu với người Mông Cổ và việc sử dụng nó sẽ giúp ông đào tạo bộ binh của mình. Ông đã bắt đầu mượn một con bù nhìn từ một nông dân và trong vài ngày ông đã đưa ra và phát triển các kỹ thuật cụ thể mà bộ binh của ông sau đó đã thực hành trong chiến tranh, sử dụng nó như một vũ khí chống lại kẻ thù.
Tống Thái Tổ đã thành công phát triển 18 kỹ thuật hữu ích của loại vũ khí này. Theo những câu chuyện cổ xưa, hoàng đế Tống Thái Tổ đã huấn luyện quân đội của ông sử dụng vũ khí này trong vài tháng. Tống Thái Tổ sau đó đã chỉ huy quân đội của mình để sử dụng kiến thức mà họ đã được huấn luyện trong một trận đánh ở thị trấn Buk Sung lần đầu tiên. Quân đội Mông Cổ đã bị đánh bại hoàn toàn trong trận đánh này và bị trục xuất khỏi lãnh thổ Trung Quốc.
Kỹ năng phòng thủ sử dụng Côn nhị khúc sau đó đã được truyền từ Trung Quốc sang các nước láng giềng khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mông Cổ, và Philippines. Nhiều truyền thuyết cho rằng, Côn nhị khúc được các võ sư và linh mục Trung Quốc đưa vào Nhật Bản vào thế kỷ 14 và 15 như là một công cụ để tự vệ.
Một số sử gia lại cho rằng Côn nhị khúc được du nhập vào Nhật Bản bởi tướng Chan Yuan Bin, một võ sĩ người Trung Quốc. Vì bị triều đình truy sát, Chan đã chạy trốn khỏi Trung Quốc năm 1640 và trú ẩn tại Okinawa (ngày nay là Tokyo). Tại đây, Chan còn truyền bá kỹ năng chiến đấu tay không của mình, ngày nay được biết đến rộng rãi với cái tên jiu-jitsu.
Tại Nhật Bản, Côn nhị khúc sau đó đã trở thành một công cụ phổ biến của tầng lớp quý tộc. Họ thậm chí còn sử dụng nó như một phương tiện tự vệ chống lại những kẻ tấn công và những kẻ xâm lược.
Côn nhị khúc đầu tiên du nhập vào Nhật Bản là thanh gỗ có 8 cạnh, sau đó người dân địa phương đã sáng tạo ra nhiều hình dáng khác nhau. Dây thừng để nối 2 thanh gỗ nguyên bản được làm từ lúa và lông ngựa cũng được thay đổi bằng thiếc hoặc sắt. So với phiên của Nhật Bản, Côn nhị khúc phiên bản Trung Quốc thì tròn và ngắn hơn với chiều dài xấp xỉ 30 cm.Và thị trấn Shuri (nay là Shurijo Castle) ở Okinawa cũng được biết đến như là cái nôi của Côn nhị khúc tại Nhật Bản.
Kiến thức về Côn nhị khúc đã trở nên phổ biến rộng khắp trên khắp Nhật Bản là nhờ vào võ sư Karate, Gichin Funakoshi (1868 – 1957), người được sinh ra ở thị trấn Shuri.
Tuy nhiên, Côn nhị khúc sẽ không thể đạt được đỉnh cao phổ biến trên toàn thế giới nếu không có hai cái tên: Dan Inosanto và Lý Tiểu Long. Inosanto là bậc thầy của kỹ thuật tabak-toyok, một kỹ thuật tương tự với các kỹ thuật sử dụng Côn nhị khúc của Trung Quốc. Inosanto đã làm quen với Lý Tiểu Long, một bậc thầy võ thuật và là diễn viên nổi tiếng. Lý Tiểu Long là người đầu tiên đã mang Côn nhị khúc đến với công chúng. Ông bắt đầu thể hiện nó vào cuối năm 1966 trong các bộ phim của mình – bao gồm cả một trong những bộ phim nổi tiếng nhất của ông, Enter The Dragon.
Sự phổ biến rộng rãi của Côn nhị khúc, thường đi kèm với mong muốn sao chép kỹ năng của bậc thầy Lý Tiểu Long, đã khiến nhiều quốc gia cấm sử dụng và bán Côn nhị khúc vào năm 1974. Sự cấm đoán này có giá trị ở hầu hết các quốc gia ở Châu Âu, Nhật Bản, một số tiểu bang của Hoa Kỳ, một số vùng của Úc cũng như một số vùng khác trên thế giới.
Trong những năm gần đây, dây để nối 2 thanh gỗ cũng được thay đổi dây nylon hoặc một sợi dây mỏng dài khoảng 20 cm ở Trung Quốc hoặc dài khoảng 10 cm ở Nhật Bản. Côn nhị khúc thường được làm từ gỗ cứng như gỗ sồi hoặc gỗ mun. Ngày nay cũng được thay đổi thành nhiều vật liệu khác nhau như: kim loại, cao su cứng, nhựa hoặc sợi thủy tinh. Các võ sĩ theo nhu cầu riêng của họ sẽ lựa chọn các loại Côn nhị khúc khác nhau.
Kỹ thuật cơ bản để sử dụng vũ khí này dựa trên lực ly tâm được tạo ra bằng cách xoay một thanh gỗ. Bằng cách đó, tốc độ di chuyển cánh tay có thể lên đến 160 km/h. Lực tạo ra có thể đạt đến 800 kg!Ngày nay, việc sử dụng Nunchaku làm vũ khí được sử dụng trong nhiều trong các môn võ khác nhau như karate, taekwondo, aikido, và thậm chí là eskrima, một môn võ thuật của Philippines.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ
Quốc gia dự trữ vàng nhiều nhất thế giới: Gấp 4 lần Trung Quốc, 3 nước châu Âu cộng lại cũng không bằng