Điểm mặt vũ khí khủng khiếp nhất thế giới cổ đại
Mỹ thử nghiệm vũ khí siêu siêu thanh, lộ điểm yếu chí tử / Phát thèm dàn vũ khí “khủng” phòng không Nga tại Army 2019
Điểm mặt vũ khí khủng khiếp nhất thế giới cổ đại
Oxybeles là một loại vũ khí “công nghệ cao” được người Hi Lạp sử dụng từ năm 375 trước công nguyên. Đây là một chiếc nỏ cỡ lớn đặt trên giá đỡ, bắn ra những mũi tên có khả năng xuyên giáp hạng nặng, với tầm bắn xa hơn nhiều so với nỏ thông thường. Loại vũ khí này được sử dụng phổ biến trong đội quân của Alexander Đại đế xứ Macedon.
Ballista là phiên bản nâng cấp của Oxybeles, với thay đổi lớn nhất là sử dụng hai đòn bẩy với lò xo xoắn để khai hỏa thay vì dùng lực đàn hồi của cánh cung. Ballista được sử dụng rất phổ biến trong đế chế Hi Lạp, La Mã cổ đại và trở thành từ gốc của khoa học đạn đạo (ballistic).
Ballista có nhiều phiên bản khác nhau. Một phiên bản cỡ nhỏ dành cho một xạ thủ trong quân đội La Mã được gọi là Scorpio (trái). Bản nâng cấp của nó là Cheiroballistra (phải), nghĩa là Ballista cầm tay, nhỏ và dễ thao tác hơn.
Polybolos là phiên bản tự động hóa của Ballista, có hộp nạp tên và hệ thống bánh xích giúp người sử dụng có thể bắn tiếp mà không cần nạp tên lại. Loại vũ khí này được ví như súng máy thời cổ đại.
Ballista có một phiên bản chuyên dùng cho nhiệm vụ công thành, với đạn đá thay cho những mũi tên. Loại vũ khí này có kích cỡ rất lớn.
Để phục vụ các cuộc công thành, người Hi Lạp đã phát triển máy ném đá (catapult), một vũ khí tầm xa cực kỳ uy lực, có thể làm sụp đổ những bức tường thành kiên cố. Loại vũ khí này đã được người La Mã và nhiều đế chế khác tiếp thu và cải biến trong suốt thời kỳ cổ đại.
Máy bắn đá dùng nguyên lý đòn bẩy và tính đàn hồi của cần để bắn đá đi. Loại vũ khí này gồm giá gỗ chôn xuống đất hoặc đặt trên bánh xe, có cần còn được gắn với giá bằng trục ngang, giỏ đựng đá nằm ở đầu cần. Khi sợi treo và cánh tay đòn vung lên thành tư thế thẳng đứng, đoạn cuối sợi dây treo tung ra đẩy viên đạn về phía mục tiêu với sức mạnh khủng khiếp. Có hai loại máy ném đá chính, loại thứ nhất dùng lực của dây lò xo xoắn để đẩy đá đi.
Loại thứ hai sử dụng lực đòn bẩy, tạo ra từ vật nặng ở đầu bên kia của cần. Loại máy ném đá này có thể đẩy đá xa và chính xác hơn loại dùng dây vặn xoắn.
Nếu máy bắn đá là vũ khí công thành tâm xa, thì xe đập thành (battering ram) là vũ khí phá thành tầm gần. Cấu tạo của nó khá đơn giản, gồm một khúc gỗ nặng treo trên giá đặt trên bánh xe. Khi tiếp cận mục tiêu, những người lính sẽ dùng lực tay kéo khối gỗ về phía sau lấy đà rồi đẩy mạnh nó về phía trước, tạo nên những cú đập mạnh.
Từ thời cổ đại cho đến trung cổ, xe đập thành đã chứng tỏ được sự hiệu quả của mình vì vật liệu xây dựng thời bấy giờ có kết cấu khá yếu, khó có thể chịu được những cú đập mạnh liên tiếp từ thứ vũ khí này. Những vết nứt sẽ xuất hiện và mở rộng cho đến khi một lỗ hổng đủ lớn được tạo ra. Lực lượng tấn công sẽ xâm nhập qua lỗ hổng này để tràn vào thành.
Tháp công thành, người Hi Lạp gọi là Helepolis, đã từng được sử dụng trong các trận chiến ở Hi Lạp từ những năm 300 TCN. Được thiết kế cho việc áp sát và xâm nhập những tòa thành cao của kẻ thù, đây thực sự là một tòa lâu đài di động nhiều tầng, được đẩy đi bằng sức người, có thể chở theo rất nhiều binh sĩ. Trêp tháp công thành cỡ lớn có nhiều cửa sổ để cung thủ và các loại vũ khí yểm trợ hạng nặng như Ballista khai hỏa.
Tháp công thành đôi khi là một biến thể nhiều tầng của xe đập thành, với "cú đấm ngàn cân" được trang bị ở tầng dưới cùng. Thiết kế này phổ biến trong quân đội La Mã.
Trireme – chiến thuyền ba tầng chèo - là một loại tàu cổ xưa, được sử dụng rộng rãi trong các cuộc thủy chiến của các đế chế Hi Lạp, La Mã và Phoenician cổ đại. Với lượng tay chèo lên đến 170 (thường là nô lệ) và trang bị những loại nỏ máy mạnh, Trireme là loại tàu chiến nhanh và có sức tấn công mạnh hàng đầu thế giới trong các thế kỷ trước công nguyên.
Những con thuyền này đóng vai trò rất quan trọng trong nhiều cuộc chiến lớn như chiến tranh Ba Tư, chiến tranh Peloponnesian. Cùng với thời gian, Trireme được nâng cấp thành những tàu chiến lớn và nhiều tay chèo hơn như Quadriremes, Quinqueremes.
Nếu Trireme là những bá chủ đại dương thời cổ đại thì "Móng Archimedes" là khắc tinh của chúng ở bờ biển. Đây là loại vũ khí mà nhà khoa học vĩ đại Archimedes đã nghĩ ra để giúp thành Syracuse của Carthage chống lại cuộc xâm lược của người La Mã. Công dụng chính của móng Archimedes là nhấc bổng những chiến thuyền kẻ thù lên cao và lật úp chúng xuống biển.
Móng Archimedes có cấu tạo khá đơn giản. Đó là hệ thống cần trục bằng gỗ, có dây chắc chắn và móc ở đầu, hoạt động theo nguyên lý đòn bẩy.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?