Con trai của Hoàng đế có địa vị cực kỳ cao nhưng tại sao các Hoàng tử triều đại nhà Thanh lại bị đem cho những Vương Gia khác nuôi?
Lôi cuốn vũ điệu châu Phi / Những con tàu ma trong sa mạc
Thời nhà Thanh, mức độ cao quý về thân phận của các Hoàng tử chủ yếu dựa vào 2 nhân tố.
Thứ nhất là mẹ ruột và địa vị gia đình của mẹ ruột
Điều này được thể hiện rõ rệt nhất trong thời Khang Hy. Hoàng tử Dận Nhưng của Khang Hy, vì mẹ ruột là Hiếu Thành Nhân Hoàng Hậu Hách Xá Lí Thị, sau lưng còn có thế lực của gia tộc Hách Xá Lí Thị, vừa mới ra đời đã được phong làm Thái tử.
Thập A Ca Dận Ngã, cũng vì mẹ ruột là Ôn Hi Quý Phi Nữu Hỗ Lộc Thị, dì ruột là Hiếu Chiêu Nhân Hoàng Hậu Nữu Hỗ Lộc Thị, ông ngoại là quyền thần thời đầu Khang Hy - Át Tất Long, thêm vào đó còn có một người cậu A Linh A cũng là trọng thần trong triều, địa vị đương nhiên cũng không hề kém cạnh.
Ảnh minh hoạ.
Ngược lại, Bát A Ca Dận Tự, mẹ ruột là Lương Phi Vệ Thị xuất thân từ Tân Giả Khố (nơi ở của những nô tì thấp kém phải làm việc nặng nhọc nhất hậu cung), xuất thân cực kỳ thấp kém, đương nhiên địa vị của ông cũng kém xa những người huynh đệ khác của mình.
Thứ hai là tước vị mà Hoàng đế sắc phong cho họ
Thập Nhị A Ca Vĩnh Cơ do Kế Hoàng Hậu của vua Càn Long sinh ra, do không được Càn Long yêu quý, thế nên mãi cho tới khi chết cũng không được sắc phong bất kỳ tước vị gì, địa vị còn không bằng những hoàng tử do các phi tử bình thường khác sinh ra.
Ngược lại, Ngũ A Ca Vĩnh Kỳ, cho dù mẹ ruột có thân phận không cao quý, ban đầu chỉ là một quý nhân, nhưng vua Càn Long lại cực kỳ yêu mến Vĩnh Kỳ, tuổi còn trẻ mà đã được phong làm Thân Vương, địa vị đương nhiên cao hơn Thập Nhị A Ca Vĩnh Cơ rất nhiều.
Triều Thanh là triều đại hoàng quyền chuyên chế cực độ, cho dù là con trai của vua nhưng cũng có khác biệt với Hoàng đế, vẫn phải xem xem xuất thân và tước vị của người đó. Huống hồ, trong hoàng thất còn có cả tá “Thiết Mạo Tử Vương” (chức quan thời Thanh) và rất nhiều Thân Vương, Quận Vương khác. Thế nên, nếu nói thân phận của con trai Hoàng đế là cao quý nhất thì vẫn là phiến diện.
Hoàng đế đem con trai của mình cho những Vương Gia khác nuôi, suy cho cùng vẫn là vì mục đích chính trị, để củng cố hoàng quyền và ổn định triều cục.
Đầu tiên, Hoàng đế đem những người con trai của mình cho những Thân Vương khác để tăng cường kiểm soát đối với hoàng thất, tông thân
Tông thất triều Thanh không giống với tông thất triều Minh, đặc biệt là trong nửa đầu triều Thanh, các vương công quý tộc ở Mãn Châu đặc biệt là các Bối Lặc Kỳ Chủ có quyền lực rất lớn. Cho dù trải qua hai thời hai đế vương Khang - Ung không ngừng cải cách, quyền lực của các vương công quý tộc tuy đã bị tiêu giảm đi rất nhiều nhưng trong nội bộ Bát Kỳ vẫn có sức ảnh hưởng và sức lãnh đạo rất lớn. Điều này cũng do căn bản của chế độ Bát Kỳ quyết định.
Thế nên do các vương công quý tộc đã qua đời, đặc biệt là những “Thiết Mạo Tử Vương”, Thân Vương có địa vị rất cao trong tông thất đã qua đời, không có con cháu nối dõi thì hoàng đế đem hoàng tử cho các vương gia làm người thừa kế tước vị. Đồng thời có thể kế thừa tài sản, quan trọng hơn là để kế thừa quyền kiểm soát nhân khẩu kỳ doanh tương ứng, có thể mượn thế lực này để tiến hành thu hồi, để dễ dàng thống ngự Bát Kỳ, củng cố quyền lực hoàng gia.
Ví dụ điển hình nhất là năm Ung Chính đầu tiên (năm 1723), thế hệ con trai của Hoàng Thái Cực - Hòa Thạc Trang Thân Vương trong gia tộc Thạc Trại, sau khi Lão Trang Thân Vương Bác Quả Đạc qua đời, Ung Chính chủ trì, đem con trai Hoàng Thập Lục Dận Lộc của Khang Hy kế cho Bác Quả Đạc, thừa kế tước vị của Hòa Thạc Trang Thân Vương. Từ đó đem tước vị Thân Vương này quy về dòng huyết thống con cháu của Khang Hy, cũng như kéo gần khoảng cách quan hệ với thế lực này, từ đó tiến hành quản lý và thống trị.
Thứ hai, Hoàng đế đem con trai của mình cho các vương gia cũng là để bảo vệ danh hiệu thế hệ của các tước vị, cũng là thể hiện sự tôn trọng với các thế hệ gia tộc đó. Đây cũng là một kế sách lạt mềm buộc chặt của Hoàng đế
Vua Càn Long đem em trai của mình, cũng chính là con trai thứ 6 của Ung Chính là Hoằng Chiêm, đem cho chú của mình là con trai thứ 17 của Khang Hy - Thập Thất A Ca - Quả Thân Vương Dận Lễ. Sau đó, còn đem người con trai thứ tư của mình Vĩnh Thành cho một người chú khác là con trai thứ 12 của Khang Hy - Lý Thân Vương Dận Đào.
Hai thế hệ Thân Vương này đều là thế hệ thân vương ở thời Ung Chính mới có, đều là những người có quan hệ thân cận với Càn Long. Đồng thời hai Thân Vương này còn có quan hệ rất thân thiết với Ung Chính, thế nên Càn Long đã dùng cách này để lưu giữ lại danh hiệu tước vị Thân Vương của hai người chú của mình để có người đời sau lễ bái, thờ cúng. Một mặt công nhận và tán dương công lao của họ, mặt khác cũng là lập nên tấm gương phẩm đức nhân quân của mình, để lại danh tiếng tốt đẹp trong lòng các vị Thân Vương quý tộc.
Thứ ba, đáp ứng nhu cầu lập người nối dõi
Trường hợp này cũng chỉ xuất hiện trong thời kỳ Ung Chính. Ung Chính đem con trai thứ ba của mình là Hoằng Thời cho Bát A Ca Dận Tự - người đã bị chịu trừng phạt, bị tước vị, giam cầm cho tới chết. Mục đích là để loại Hoằng Thời ra khỏi tông thất, để tương lai Hoằng Lịch (Càn Long) có thể kế vị một cách thuận lợi mà không gặp bất kỳ chướng ngại nào.
Tóm lại, Hoàng đế đem những Hoàng tử của mình cho các vương gia khác, mục đích là để củng cố hoàng quyền của mình và ổn định triều cục. Thế nên, làm con trai của vua, không phải ai cũng sung sướng, có địa vị cao quý.
- Video: Bí ẩn ngọn đèn "cháy sáng ngàn năm không tắt" trong lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng. Nguồn: VTV24.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ