COVID-19 tác động tới cơ thể như thế nào?
Hiện tượng déjà vu: Cảm giác quen thuộc hay căn bệnh huyền bí? / Ngọn hải đăng bị cô lập ở Iceland này là nơi hoàn hảo để tránh một đại dịch zombie
Nghiên cứu do nhóm nhà khoa học tại Trung tâm Y tế Irving thuộc Đại học Columbia ở thành phố New York (Mỹ) đã chỉ ra rằng: Virus SARS-CoV-2 tấn công hầu như mọi hệ thống nội tạng trong cơ thể con người, trực tiếp làm tổn thương các cơ quan và khiến máu vón cục, suy tim, suy thận.
Bệnh nhân mắc COVID-19 ngoài những triệu chứng thường gặp như ho và sốt còn có thể cảm thấy đau đầu, chóng mặt, đau cơ, đau dạ dày.
Hình: CNN.
"Các bác sĩ cần nghĩ về COVID-19 như một căn bệnh đa tạng" - Tiến sĩ Aakriti Gupta, một chuyên gia tim mạch tại Đại học Columbia, cho biết. "Có rất nhiều ghi nhận về chứng đông máu nhưng điều quan trọng là phải hiểu rằng: một tỷ lệ đáng kể những bệnh nhân này cũng bị tổn thương thận, tim và não".
Phần lớn thiệt hại do virus gây ra dường như là do mối quan hệ của nó với một thụ thể được gọi là ACE2. Các tế bào nội mô, trong thận, ống gan, tuyến tụy, trong đường ruột và niêm mạc đường hô hấp đều được bao phủ bởi các thụ thể ACE2, mà virus có thể sử dụng để lây nhiễm các tế bào.
Bệnh nhân khi mắc COVID-19 cũng khiến cơ thể kích hoạt hệ thống miễn dịch. Một phần của phản ứng đó bao gồm việc sản xuất các protein gây viêm được gọi là cytokine. Tình trạng viêm này có thể làm hỏng các tế bào và các cơ quan hội chứng "cơn bão cytokine" là một trong những nguyên nhân gây ra các triệu chứng nghiêm trọng.
Hiệu ứng đông máu dường như được gây ra bởi một số cơ chế khác nhau: tổn thương trực tiếp của các tế bào nội mô và can thiệp vào các cơ chế đông máu khác nhau. Các nhà nghiên cứu cho biết nồng độ oxy trong máu thấp do viêm phổi có thể khiến máu dễ đông đặc hơn.
Những cục máu đông này có thể gây ra đột quỵ và đau tim hoặc có thể nằm trong phổi hoặc chân. Chúng làm tắc nghẽn thận và can thiệp vào các phương pháp điều trị lọc máu cần thiết cho những bệnh nhân bị bệnh nặng.
Tổn thương tuyến tụy có thể làm trầm trọng thêm bệnh tiểu đường và bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đã được chứng minh là có nguy cơ mắc bệnh cao hơn và dễ tử vong hơn.
Virus có thể gây tổn hại trực tiếp đến não, nhưng một số tác động thần kinh có thể đến từ việc điều trị bệnh. "Bệnh nhân COVID-19 có thể được đặt nội khí quản trong 2 đến 3 tuần, hơn 1/4 trong số đó cần máy thở trong hơn 30 ngày", Tiến sĩ Gupta nói.
"Những lần đặt nội khí quản này thường kéo dài và bệnh nhân cần rất nhiều thuốc an thần. Bệnh nhân có thể rơi vào trạng thái mê sảng và chịu ảnh hưởng bởi thuốc an thần" - nhóm nghiên cứu chỉ ra.
Virus ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, làm suy giảm các tế bào T mà cơ thể thường sử dụng để chống lại virus. Các nhà nghiên cứu viết: "Giảm bạch huyết, một dấu hiệu của khả năng miễn dịch tế bào bị suy yếu, là một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về tim được báo cáo ở 67 - 90% bệnh nhân mắc COVID-19".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ