Cụ bà nhặt hòn đá về chặn cửa, sau này mới phát hiện đây là 'kho báu' đáng giá 27 tỷ đồng
Lão nông phát hiện 'hắc thạch', chuyên gia phong tỏa ngôi làng: Kho báu khổng lồ trị giá hơn 347.000 tỷ đồng được khai quật nhờ công nghệ cao / Loài côn trùng này thích sống trong các kẽ gạch ở nông thôn, nhiều người ghét nó mà không biết đó là 'kho báu'
Cục đá bình thường hóa ra là kho báu quý hiếm
Theo tin từ tờ El País, một bà lão ở Romania đã sử dụng một cục đá để chặn cửa trong nhiều năm mà không hề nhận ra đó là một khối hổ phách vô cùng quý giá, ước tính khoảng 1,1 triệu USD (tương đương 27 tỷ đồng).
Trong thập niên 60-70, khi đang tản bộ bên một con suối nhỏ ở Colti, gần làng thuộc hạt Buzau, bà lão tình cờ nhặt được một cục đá nặng 3,5 kg. Nghĩ rằng chỉ là viên đá thường, bà đã sử dụng nó để chặn cửa nhà trong suốt hàng thập kỷ. Thậm chí, ngôi nhà còn bị kẻ trộm đột nhập nhiều lần nhưng không ai để ý đến giá trị thật của viên đá.
Sau khi bà qua đời năm 1991, người thân trong gia đình mới nghi ngờ giá trị của cục đá. Nhưng mãi đến năm 1999, viên đá mới được giao cho chính quyền địa phương để kiểm tra.
Chính quyền đã gửi viên đá tới Bảo tàng Lịch sử ở Krakow, Ba Lan để phân tích. Kết quả cho thấy đó là một khối hổ phách nguyên khối có niên đại từ 38,5 đến 70 triệu năm, hình thành từ nhựa cây hóa thạch và bên trong chứa các hóa thạch sinh vật cổ đại.
Khối hổ phách đặc biệt có giá trị khoa học cao
Giám đốc Bảo tàng hạt Buzau, ông Daniel Costache, cho biết phát hiện này không chỉ có ý nghĩa đối với bảo tàng mà còn là tài liệu quan trọng cho giới nghiên cứu. Khối hổ phách nặng 3,5 kg này nằm trong số những khối lớn nhất thế giới, với hơn 160 sắc thái màu sắc khác nhau, từ đỏ, vàng đến đen.
Đặc biệt, bên trong khối hổ phách còn lưu giữ hóa thạch của nhiều sinh vật cổ đại như nhện, bọ cánh cứng và thậm chí cả lông động vật, mang lại giá trị khoa học to lớn giúp các nhà nghiên cứu hiểu thêm về thời kỳ cổ đại trên Trái đất.
Romania, đặc biệt là khu vực hạt Buzau, nổi tiếng với các loại đá bán quý, trong đó hổ phách là kho báu thiên nhiên vô giá. Hổ phách tại đây thường được gọi là hổ phách Buzau hay "rumanit", đặt tên bởi nhà địa chất học Oscar Helm.
Khu bảo tồn thiên nhiên tại Buzau đã ghi nhận nhiều phát hiện hổ phách quan trọng, với giá trị lớn cả về thẩm mỹ lẫn khoa học. Nhiều khối hổ phách có màu tối, từ đỏ đến đen, và chứa các hóa thạch động thực vật cổ đại, cung cấp thông tin quý báu về hệ sinh thái hàng triệu năm trước.
Hành trình hình thành của hổ phách
Hổ phách không phải là loại đá quý hình thành từ lòng đất như nhiều người vẫn tưởng, mà thực chất là kết quả của quá trình hóa thạch nhựa cây từ các loài thực vật cổ đại, đặc biệt là cây lá kim. Cách đây hàng triệu năm, nhựa cây dẻo, dính đã được tiết ra để bảo vệ cây khỏi các mối đe dọa từ môi trường.
Nhựa cây sau khi tiếp xúc với không khí sẽ dần cứng lại, và theo thời gian bị chôn vùi dưới lớp trầm tích. Dưới tác động của áp suất và nhiệt độ qua hàng triệu năm, nhựa cây dần chuyển thành một chất rắn trong suốt, gọi là hổ phách. Đặc biệt, hổ phách có thể bảo tồn hoàn chỉnh các sinh vật nhỏ bị mắc kẹt bên trong như côn trùng, lá cây, tạo ra các mẫu hóa thạch giá trị.
Một trong những mẫu hổ phách cổ nhất thế giới được tìm thấy ở các vỉa than tại Illinois, Mỹ, có niên đại 320 triệu năm, từ trước khi loài khủng long xuất hiện. Tuy nhiên, những mẫu này rất nhỏ và không chứa hóa thạch sinh vật bên trong.
Theo Hiệp hội Đá quý màu Quốc tế (ICA), hổ phách phải có niên đại ít nhất 40.000 năm mới được coi là đủ "chín" và gọi là hổ phách thật sự. Viện Đá quý Hoa Kỳ (GIA) cho rằng quá trình này có thể kéo dài đến 1 triệu năm để nhựa cây hoàn toàn hóa thạch thành hổ phách. Nếu nhựa cây chưa đạt đủ tuổi, nó sẽ được phân loại là copal - một loại nhựa "non" chưa cứng hoàn toàn và có giá trị thấp hơn nhiều so với hổ phách trưởng thành.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chân dung Tổng thống trẻ tuổi nhất thế giới ghi tên vào Sách kỷ lục Guinness, đắc cử sau khi đảo chính thành công
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loài vật có 'của quý' lớn nhất thế giới và cách giao phối đầy ám ảnh của con đực với con cá
Kinh ngạc với hình ảnh UFO hình chữ thập được cho là bị rò rỉ từ nguồn dữ liệu UFO tuyệt mật của Mỹ
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Ảnh minh họa