Tỉnh duy nhất ở Việt Nam được đặt tên theo một dân tộc: Lớn thứ 2 cả nước, có nhiều ‘kho báu’ quý
Giải mã bí ẩn về loài cây của Việt Nam hễ nghe thấy nhạc là tự nhảy múa, nhiều người chưa từng thấy / Giải mã bí ẩn về ngọn núi Tổ linh thiêng nhất Việt Nam: Từng khiến người Pháp sửng sốt, đang thờ vị thần đứng đầu Tứ bất tử
Nằm ở khu vực miền núi phía Bắc của Tây Nguyên, Gia Lai chính là tỉnh đứng nhất về diện tích và đứng thứ hai về dân số vùng này. Xét trên quy mô toàn quốc, Gia Lai có diện tích lớn thứ hai, chỉ sau Nghệ An, đứng thứ 18 về dân số (số liệu tính đến năm 2023).
Cái tên Gia Lai xuất phát từ chữ Jarai, tên gọi của một dân tộc thiểu số trong tỉnh. Ngày nay, người Ê đê, Ba Na, Lào, Thái Lan và Campuchia vẫn dùng cách gọi này để gọi Gia Lai.
Ngày 12/8/1991, tỉnh Gia Lai – Kon Tum tách thành hai tỉnh là Gia Lai và Kon Tum. Tỉnh lỵ của Gia Lai được đặt tại thành phố Pleiku. Nơi đây có đến 34 dân tộc anh em cùng sinh sống (số liệu tính đến tháng 4/2019). Trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số với 53,77%. Người Kinh ở Gia Lai chủ yếu tập trung ở thành phố Pleiku.
Cái tên Pleiku cũng có ý nghĩa rất đặc biệt. Lần đầu tiên nó được nhắc đến là vào năm 1905, trong một Nghị định của Toàn quyền Đông Dương với cách viết Plei-Kou-Der. Có nguồn tin cho rằng “Plei” là biến thể của “Plơi”, mang nghĩa là “làng”. “Kou” hay “Kơdưr” mang nghĩa là “hướng Bắc” và “trên cao”. Những đặc điểm đó đều phù hợp với vị trí địa lý của Pleiku bởi thành phố này nằm ở phía Bắc nơi người Gia Rai sinh sống trước đây, có địa hình cao hơn các khu vực khác.
Gia Lai nằm trên một phần của nền đá cổ rộng lớn, dày hơn 4.000m, thuộc Địa khối Kon Tum. Tỉnh này gần như nằm hoàn toàn ở phía đông dãy Trường Sơn, thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao, lượng mưa lớn, không có bão và sương muối. Điều kiện thời tiết của Gia Lai giúp tỉnh phù hợp trồng các loại cây công nghiệp ngắn, dài ngày, kết hợp với nông lâm nghiệp.
Đặc biệt, Gia Lai có đến 27 loại đất được hình thành trên nhiều loại đá mẹ thuộc 7 nhóm chính. Tài nguyên khoáng sản dồi dào là tiềm năng cực lớn của Gia Lai, có thể kể đến như vàng, bô xít, đá quý...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ